Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương Trong Tâm Thức Dân Tộc Việt

Thể loại: Danh Nhân ;Lịch Sử
Tác giả : Hồ Đức Thọ
  • Lượt đọc : 8
  • Kích thước : 125.68 MB
  • Số trang : 162
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 91
  • Số lượt xem : 793
  • Đọc trên điện thoại :
Trang sử đấu tranh dựng nước và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc mở đầu từ thời Kinh Dương Vương. Ông vua khởi thủy Lộc Tục lấy con gái Động Đình Quân, sinh ra Lạc Long Quân (tên thực là Sùng Lãm). Sùng Lãm nên duyên cùng nàng Âu Cơ, sinh 100 trứng sau nở thành người và là tổ của Bách Việt, rồi chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con cùng mẹ lên núi. Người con trưởng được lên ngôi vua mở đầu thời đại Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu là Văn Lang.

Cuối thời Hùng Vương có sự phân tranh và Thục Phán giành được nước đặt quốc hiệu Âu lạc. Đến họ Triệu truyền ngôi được 5 đời, giữ nước 97 năm thì nước ta bị lệ thuộc nhà Tây Hán và Đông Hán, kết thúc thời kỳ sơ khai con Rồng, cháu Tiên dựng nước.

Với chặng đường dài gần 3 thiên niên kỷ, cộng đồng dân cư đã tạo ra cốt cách con người Việt, đặt nền móng cho thành tựu lập quốc cùng ý thức về một dân tộc có chủ quyền, có nền văn hóa - văn minh cổ đại. Và chính những tinh hoa được biểu thị qua họa tiết khắc vạch trên trống đồng, thập đồng ở các di chỉ văn hóa đã gợi mở một truyền thống tự lực tự cường. Truyền thống đó được tiếp nối qua sự kiện Trương Nữ Vương đánh nhà Hán, Tiền Lý Nam Đế đánh quân lương, Ngô Vương quyền đánh bại quân Nam Hán rồi thời kỳ Đinh Lê thống nhất đất nước, đánh giặc Tống xâm lược xây dựng kinh đô Hoa Lư...

Nhà Lý lên ngôi xây dựng đất nước và kinh thành Thăng Long, tạo một quốc gia, một thủ phủ trung tâm chính trị văn hóa đưa nước Đại Việt lên một tầm mới, một sự lớn mạnh mới về xây dựng nhà nước tập quyền, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tạo nền chính trị, kinh tế và sự trưởng thành văn hóa xã hội.

Hơn hai thế kỷ chèo lái con thuyền Đại Việt đạt nhiều thành quả, chiến công hiển hách. Sang thế kỷ XIII chặng đường cuối của các vua nhà Lý đã suy thoái để đất nước bồng bềnh, dân tình đói khổ, loạn lạc như ong và giữa cơn nguy nan đó vị Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ đã tài ba lỗi lạc chuyển tay lái con thuyền Đại Việt sang dòng họ Trần, đưa Trần Cảnh lên ngôi dưới sự đạo diễn của ông. Và sự đồng tâm trong tông tộc Trần đưa quốc gia Đại Việt từ suy thoái đến chỗ thịnh đạt, lại tiếp tục thiên anh hùng ca của Lý Triều, của Lý Thường Kiệt năm xưa.

Nhà Trần giành lại ngôi báu phải chăng phù hợp với nhân tâm, nói khác đi là theo đúng quy luật tự nhiên, quy luật lịch sử. Song không thể không ngạc nhiên bởi một dòng họ bình thường, làm nghề chài lưới trên sông, phải lênh đênh nay đây mai đó lần hồi kiếm ăn ấy thế mà dựng được nước. Họ Trần vừa khéo léo giành ngôi báu, vừa giỏi giang dìu dắt ấu chúa mau chóng trưởng thành, trở thành các bậc minh quân lãnh đạo quốc gia đạt hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và liệu có phải do linh khí núi sông hun đúc, nên ở triều đại Trần không chỉ có vua hiền - anh hùng mà còn có tướng giỏi - nam cũng như nữ anh hùng. đã làm cho quốc gia Đại Việt trưởng thành, tỏa hào quang sáng chói trong quốc sử.

Lịch sử dân tộc ta khó thấy một vương triều biết dựa vào dòng tộc, khéo phân chia quyền lực tạo một bộ máy tập quyền thống nhất, vững mạnh từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở như thời Trần, đúng như nhận định của các sử gia: “Tông thất duy thành”. Chính nhờ bộ máy lãnh đạo của nhà nước mà nhà Trần nhanh chóng dẹp yên các thế lực cát cứ địa phương, nhanh chóng xếp đặt bộ máy quan lại quản lý nhà nước từ các lộ, đến các đại tư xã, tiểu tư xã dưới sự bổ nhiệm của triều đình và theo dõi giám sát mọi công việc sát sao thành các thế lực mạnh, trung thành, quy thuận theo vương triều.

Lịch sử các triều đại phong kiến cũng ít thấy vương triều đề cao tư tưởng pháp trị và ngay những năm đầu trị quốc đã rà xét các luật lệ triều trước để định lại các hình luật, lễ nghi cho phù hợp. Điều đặc biệt là vua tôi nhà Trần gương mẫu thực hiện luật, để nhắc nhở thần dân noi theo mà chấp hành. Những việc làm vừa là đường hướng, vừa mang tính thực thi trên đây khiến tình hình chính trị xã hội ổn định, thúc đẩy kinh tế, quân sự, quốc phòng, văn hóa phát triển.

Cũng ít thấy một vương triều mà ngay từ năm đầu trị quốc mà quan tâm nạo vét kênh mương, tạo giao thông đường thủy, đắp đường, đắp đê mở mang đường bộ và phòng lũ lụt, vừa bảo vệ mùa màng, tài sản tính mạng của nhân dân. Sự kiện này quốc sử đã ghi lại: Mùa xuân, tháng Giêng năm Tân Mão (1231) sai Nội minh tự Nguyễn Bang Cốc đào vét kênh Trầm, kênh Hào từ phủ Thanh Hóa đến cõi Nam Diễn Châu. Năm Mậu Thân (1248) đắp đê Đình Nhĩ từ đầu nguồn đến bờ biển”. Đây là sự kiện lớn từ xưa chưa thực hiện.

Nhà Trần tuy áp dụng chính sách điền trang, thái ấp với sự ưu tiên trong hoàng tộc, còn thực hiện chế độ nông nô, nô tỳ lạc hậu, song đã có những cải cách như bán ruộng công cho dân làm rộng tư để phát triển sản xuất, giảm bớt tô thuế cho nhân dân. Những năm mất mùa thì đại xá cho thiên hạ. Vừa quan tâm nông nghiệp, vừa khuyến khích các nghề thủ công khiến đời sống nhân dân ổn định, hăng hái lao động sản xuất tạo của cải vật chất cho xã hội.

Có thể nói nhà Trần khá chú trọng “Chiêu hiền đãi sỹ”. Ngoài việc mở các khoa thi, mở quốc học viện còn sử dụng người có thực tài, không nhất thiết trong dòng tộc, không nhất thiết phải qua con đường khoa cử trường ốc, có bằng cấp. Đó là đội ngũ như Trần Thị Kiến, Phạm Ngũ lão, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu... Lớp sĩ phu có thực tài này đã hết lòng phò vua giúp nước, công lao lớn đối với cố sự nhà Trần.

Điều không thể không nói là chính sách “thân dân” của nhà Trần. Một triều đại quân chủ mà chú ý đến đời sống kinh tế cho dân, việc đi lại thông thương, trọng hiền tài bất kể đẳng cấp xã hội, liệu đã phải là dưỡng dân hay nói như Khổng Tử là “Bác thi tế chúng” (làm ân rộng rãi cho dân). Một triều đại mà việc đại sự quốc phòng trước họa ngoại xâm đã phát huy dân chủ đến mức tối đa: Mở hội nghị Bình Than để bàn với các tướng lĩnh, tổ chức hội nghị Diên Hồng để lấy ý kiến bộ lão toàn quốc xem nên hòa hay nên chiến? Quyết sách trên liệu có là “Thần sách” tuyệt diệu, có là mẹo “thân dân” để quy tụ, để hòa hợp toàn dân toàn quân. Và có là nguyên nhân quyết định thắng lợi cho kỳ tích đại thắng đế quốc Nguyên Mông thế kỷ XIII.

Chính sách “thân dân” là bài học quý báu vương triều Trần thực hiện thành công. Nhưng những ông vua cuối triều Trần cũng như cuối triều đại trước và sau triều Trần kém “dưỡng dân” để nhân tâm ly tán, đã gây tổn thiệt cho quốc gia, cho chính cơ đồ “tông miếu xã tắc” của vương triều nên người xưa đã để câu đối tại đền Thiên Trường Nam Định nhắc nhở hậu thế.

Dân vi bang bản thiên niên sách,
Công tại nhân tâm vạn thế trường.
(Lấy dân làm gốc là sách lược ngàn năm Công đức tồn tại trong lòng người mãi mãi)

Điều đặc biệt là vị Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương tài đức song toàn hết lòng vì xã tắc, nằm trên giường bệnh trước khi nhắm mắt về cõi vĩnh hằng còn trăn trở căn dặn vua Trần: “Khoan thư sức dân làm kế rễ sâu bền gốc đó là thượng sách giữ nước” càng tỏ rõ đường lối “thân dân” trở thành đạo lý truyền thống, nhắc nhở Vương công triều Trần không quên thực hiện.

Nhà Trần trị vì 175 năm (1225 - 1400) với 12 đời vua thành đạt nhiều thành tựu về trị quốc, làm cho đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội tăng trưởng nhiều mặt. Nhưng điểm sáng chói vẫn là sự nghiệp võ công giữ nước, đã ba lần đại thắng một thế lực hung bạo nhất thế giới ở thế kỷ XIII . Đế quốc Nguyên Mông. Tuy không phải trường kỳ kháng chiến, nhưng trong ba cuộc chiến cũng kéo dài 30 năm (1258 - 1288) tiêu diệt gần 100 vạn quân địch và kết thúc chiến tranh vào năm 1288 tại Bạch Đằng giang, bắt sống nhiều tướng giặc, bắt cả nguyên soái Ô Mã Nhi khiến giặc phương Bắc khiếp sợ, không dám gọi tên hủy vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần.

Võ công Trần triều thật hiển hách, đây là trang sử vàng trong lịch sử kháng chiến giữ nước của dân tộc Việt Nam và kết thúc chiến tranh, vương triều Trần đã bàn xét công lao đánh giặc, vẽ tượng và ghi vào sách “Trung hưng thực lực” lưu lại cho đời sau.

Nếu như công đầu sáng lập triều Trần là Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ thì công đầu đánh giặc Nguyên Mông phải là Hưng Đạo - Vương, Trần Quốc Tuấn. Ông được tiến phong đầu tiên với tước Hưng Đạo Đại Vương và khi ông mất, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công, Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Còn dân gian tôn ông là bậc Thánh, vị cha với cái tên mộc mạc nhưng tôn vinh: Đức Thánh Trần.