Trong tập truyện ngắn này, chúng tôi cố gắng giới thiệu đến quý độc giả những gương mặt mới của văn học Nhật Bản hiện đại như Ito Sachio, Matsumoto Seicho, Kawakami Hiromi, Yoshide Sueko và Hoshi Shinichi.
Ðối với những tác giả phần nào quen thuộc với người Việt Nam chúng ta như Abe Kobo, Yoshimoto Banana, chúng tôi chọn dịch những truyện ngắn xuất sắc, lần đầu tiên được dịch ra Việt ngữ. Riêng với Dazai đã được chúng tôi dịch và giới thiệu bộ ba tác phẩm “Thất lạc cõi người”, “Tà dương” và “Nữ sinh” thì lần này sẽ được giới thiệu thêm một bài viết về quan niệm tiểu thuyết, một bức thư gửi Kawabata và hai truyện ngắn về nắm bắt cái đẹp để quý độc giả có thể hiểu thêm về phong cách sáng tác và cá tính của Dazai. Cuối sách còn có một bài phụ lục về quan niệm cái đẹp của các nhà văn Nhật Bản.
Mục đích của chúng tôi không gì khác hơn là mở thêm một cánh cửa nhỏ để quý độc giả nhìn thấy sự phong phú và đặc sắc của văn chương xứ Phù Tang. Sự tinh tế trong việc thấu hiểu, sự tiết chế trong việc biểu hiện đã gợi mở ra một dư vang sâu thẳm vốn là điểm mạnh của văn học Nhật từ xưa. Thêm vào việc tôn thờ cái đẹp và đẩy đến tận cùng trải nghiệm khiến nền văn học này càng thêm quyến rũ.
Hy vọng quý độc giả sẽ trở nên đam mê văn học Nhật Bản như chúng tôi đã từng và luôn luôn đam mê. Ðó sẽ là một sự khích lệ để chúng tôi có thể tiếp tục dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm khác nữa trong tương lai.
Ðối với những tác giả phần nào quen thuộc với người Việt Nam chúng ta như Abe Kobo, Yoshimoto Banana, chúng tôi chọn dịch những truyện ngắn xuất sắc, lần đầu tiên được dịch ra Việt ngữ. Riêng với Dazai đã được chúng tôi dịch và giới thiệu bộ ba tác phẩm “Thất lạc cõi người”, “Tà dương” và “Nữ sinh” thì lần này sẽ được giới thiệu thêm một bài viết về quan niệm tiểu thuyết, một bức thư gửi Kawabata và hai truyện ngắn về nắm bắt cái đẹp để quý độc giả có thể hiểu thêm về phong cách sáng tác và cá tính của Dazai. Cuối sách còn có một bài phụ lục về quan niệm cái đẹp của các nhà văn Nhật Bản.
Mục đích của chúng tôi không gì khác hơn là mở thêm một cánh cửa nhỏ để quý độc giả nhìn thấy sự phong phú và đặc sắc của văn chương xứ Phù Tang. Sự tinh tế trong việc thấu hiểu, sự tiết chế trong việc biểu hiện đã gợi mở ra một dư vang sâu thẳm vốn là điểm mạnh của văn học Nhật từ xưa. Thêm vào việc tôn thờ cái đẹp và đẩy đến tận cùng trải nghiệm khiến nền văn học này càng thêm quyến rũ.
Hy vọng quý độc giả sẽ trở nên đam mê văn học Nhật Bản như chúng tôi đã từng và luôn luôn đam mê. Ðó sẽ là một sự khích lệ để chúng tôi có thể tiếp tục dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm khác nữa trong tương lai.