Từ Điển Tiếng Việt 2003

Tác giả : Hoàng Phê
  • Lượt đọc : 18
  • Kích thước : 78.06 MB
  • Số trang : 1238
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 123
  • Số lượt xem : 832
  • Đọc trên điện thoại :
Quyển Từ điển tiếng Việt này là một công trình biên soạn tập thể của Phòng từ điển, Viện ngôn ngữ học thuộc Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam". Tham gia công trình, ngoài cán bộ của Phòng, còn có một số cán bộ khoa học của Viện.

Quyển từ điển đã được biên soạn trên cơ sở gần ba triệu phiếu tư liệu của Viện ngôn ngữ học. Về thực chất nó chính là quyển từ điển đã được xuất bản tập I (A-C) trước đây dưới tên gọi Từ điển tiếng Việt phổ thông (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975), nhưng có phần nào đơn giản hơn, đặc biệt về mặt các thí dụ (không có thí dụ trích dẫn nguyên văn ở các tác phẩm văn học, những thí dụ loại này thật ra chỉ thích hợp với loại từ điển cỡ lớn, nhiều tập). Mặt khác, nó cố gắng phản ánh đầy đủ hơn tình hình phát triển của tiếng Việt hiện đại với một số biến đổi đã hoặc đang diễn ra trong chuẩn từ vựng và chuẩn chính tả. Trong quá trình biên soạn, đã tham khảo các từ điển tiếng Việt xuất bản từ trước đến nay, đặc biệt là những từ điển xuất bản từ sau Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và Sài Gòn (trước 1975), đồng thời cũng đã tham khảo những công trình nghiên cứu gần đây về ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, chính tả tiếng Việt. Về thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, đã sử dụng những tư liệu được chuẩn bị trước kia cho việc biên soạn Từ điển tiếng Việt phổ thông, có tham khảo một số từ điển chuyên ngành của các ngành khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật để sửa chữa và bổ sung.

Việc biên soạn đã được tiến hành thành ba bước:

- Bước sơ thảo do Phạm Hùng Việt, Trần Nghĩa Phương, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thanh Nga, Lê Kim Chi, Nguyễn Thuý Khanh, Trần Cẩm Vân và Nguyễn Minh Châu đảm nhiệm.
- Bước sửa chữa, chỉnh lí do Nguyễn Ngọc Trâm, Đào Thản, Chu Bích Thu đảm nhiệm, với sự tham gia của Bùi Khắc Việt, Vương Lộc, Hoàng Văn Hành, Hoàng Tuệ và Vũ Ngọc Bảo.
- Bước duyệt chữa lần cuối cùng do Hoàng Phê đảm nhiệm. Giúp cho chủ biên trong công việc này có Đào Thản, Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Bích Thu, Bùi Khắc Việt, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Khang, Trấn Nghĩa Phương và Lê Kim Chi.

Công việc kĩ thuật do Huỳnh Thanh Trà, Bùi Thị Nga, Trần Liên Minh và Nguyễn Thu Lâm đảm nhiệm.
Giúp cho tập thể biên soạn trong việc làm tư liệu có Nguyễn Kim Loan, Đào Như Lý, Mai Xuân Huy, Phan Tường Vân và Hoàng Thị Đậu.

Trong từ điển cũng còn có thêm "mục từ":
"cu-lông" x. coulomb.
để tiện cho người sử dụng có thể căn cứ vào phát âm phổ biến ("cu-lông") tìm đến mục tử tương ứng. Hình thức "cu-lông" biểu thị đây không phải là chính tả của một từ (cho nên đặt giữa ngoặc kép), mà chỉ là một cách ghi phát âm (cho nên viết rời từng âm tiết và dùng gạch nối).

Với những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài viết nguyên dạng đang hình thành một chuẩn phát âm. Thường là đọc ghép từng vẫn như với những từ khác trong tiếng Việt, có khác là riêng ả được đọc như đ, s được đọc như x, và e có thể đọc như é, o có thể đọc như 6, như trong nhiều chữ viết bằng chữ cái Latin trên thế giới. Trong một số trường hợp, trong từ điển có chú trong ngoặc vuông cách phát âm, chú thích này chỉ có tính chất gợi ý. Khi cần chú cách phát âm của một phụ âm kết hợp cuối âm tiết, thì dùng lối chú thích như:
byte [bait(o)],

dùng "t(ơ)" biểu thị cần phát âm một phụ âm "I" ở cuối âm tiết, chứ không phát âm "bai-to" với "to" là một âm tiết, cũng không phát âm "ba-ít" với "t" là một phụ âm cuối âm tiết của tiếng Việt.

Về chính tả, còn có vấn đề -t/-y cuối âm tiết, sau h-, k-, I-, mu, t, nhưng chỉ ở một số từ. Từ điển này tán thành lối viết nhất quán bằng -i, đơn giản và hợp lí hơn, nhưng vẫn phản ảnh lối viết bằng -y đang còn khá phổ biến hiện nay.

Việc biên tập quyển Từ điển tiếng Việt tái bản lần này do GS Hoàng Phê đảm nhiệm, với sự tham gia của PGS Vương Lộc và PTS Nguyễn Ngọc Trâm. Phần thuật ngữ bổ sung đã được biên soạn với sự cộng tác của TS Nguyễn Quang Thái (thuật ngữ quản lí kinh tế), PTS Phạm Ngọc Khôi (thuật ngữ tin học), GS Bùi Huy Đáp (thuật ngữ nông học). Chúng tôi xin có lời chân thành cảm ơn.

Quyển Từ điển tiếng Việt tái bản này không khỏi có sai sót. Chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý, và xin trân trọng cảm ơn.

15 tháng giêng năm 1991
BAN BIÊN TẬP TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (IN LẦN THỨ HAI)