Tự Học Tốc Ký

Tác giả : Nguyễn Hanh
  • Lượt đọc : 514
  • Kích thước : 3.89 MB
  • Số trang : 226
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 259
  • Số lượt xem : 1.342
  • Đọc trên điện thoại :
Tốc ký là một phương tiện không thể thiếu được trong nhịp sống khẩn trương của một xã hội hiện đại. Mặc dù hiện nay đã có máy ghi âm bỏ túi nhưng điều đó không có nghĩa là tốc ký không còn chỗ đứng trong cuộc sống thường nhật của con người. Điểm thứ nhất là chúng ta – ngay cả các nhà báo – không phải lúc nào cũng có sẵn máy ghi âm bên mình. Điểm thứ hai là có nhiều lúc máy ghi âm không thể thay thế con người được. Ví dụ: nhà báo khi cần ghi lại các tư liệu phỏng vấn hoặc sinh viên ghi chép bài giảng ở trường. Trong trường hợp này ta chỉ cần tóm tắt ý chính của người nói chứ không cần ghi lại toàn bộ câu. Rõ ràng ở đây tốc ký sẽ là một trợ thủ đắc lực cho chúng ta.

Việc ghi chép bằng tay còn có một lợi điểm nữa là các thông tin từ người nói đã được xử lý sơ bộ trong nhận thức của người nghe, sau đó mới thể hiện qua nét bút. Điều này giúp chúng ta ghi nhớ được thông tin một cách chọn lọc hơn, lâu bền hơn.

Nội dung của cuốn giáo trình này được chia làm 9 bài và 4 quy tắc cơ bản, mỗi bài giới thiệu một số ký hiệu nhất định, từ dễ đến khó. Đây là phương pháp đơn giản, thực dụng và hữu hiệu nhất đối với những người mới nhập môn tốc ký.

Mục lục:

Lời nói đầu

Bài thứ nhất: Những điều cần biết về tốc ký

Bài thứ hai: Phụ âm thẳng ngắn và các nguyên hợp âm a, o, u, i, e, ai, oi, ao, au, ay

Bài thứ ba: Phụ âm thẳng dài và cách ghép các nguyên âm giữa hoặc từ đầu

Bài thứ tư: Các hợp âm bắt đầu bằng “i” và các hợp âm bắt đầu bằng “u”

Bài thứ năm: Phụ âm móc, hợp âm thân thiện và cách viết số trong tốc ký

Bài thứ sáu: Phụ âm cong ngắn

Bài thứ bảy: Cách ghép phụ âm cong cuối từ và các hợp âm oa, oai, oay

Bài thứ tám: Phụ âm cong dài và các hợp âm hiếm. Các ký tự rút gọn có phụ âm cong

Bài thứ chín: Vài nét về tốc ký cấp hai