Cuốn sách "Văn Hóa Và Con Người Việt Nam Hiện Nay – Mấy Suy Nghĩ Từ Thực Tế" của GS.TS Đinh Xuân Dũng cho bạn đọc một cái nhìn thông suốt về Văn hóa và con người Việt Nam qua các thời kỳ.
Lịch sử của nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam nói riêng đã chứng minh rằng, văn hóa luôn gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Văn hóa không chỉ là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc. Văn hóa là một trong bốn trụ cột của phát triển bền vững, có mối quan hệ chặt chẽ và có vị trí, vai trò ngang hàng với kinh tế, chính trị và môi trường (hiểu theo nghĩa rộng, trong đó, xã hội là một thành tố quan trọng).
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hóa và con người Việt Nam luôn được phát huy, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngày nay, những nhân tố đó tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Qua 30 năm đổi mới, tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa đã có bước phát triển quan trọng, trở thành cơ sở khoa học chỉ đạo thực tiễn xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Từ năm 1986, tiếp tục kế thừa, phát triển, mở rộng quan điểm về văn hóa của các giai đoạn trước, Đảng ta đi tới quan
điểm giản dị nhưng sâu sắc: Văn hóa là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trị, sản phẩm làm giàu đẹp cuộc sống; Văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển. Đó là tầm nhìn sâu, mới, toàn diện, bao quát hơn về vai trò của văn hóa, tạo điều kiện để văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, gắn bó mật thiết với mọi mặt đời sống. Vì vậy, sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đó là nền văn hóa đa dạng, phong phú, có khả năng chiếm lĩnh các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, văn hóa đã và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ rệt của xu hướng này là sự suy giảm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của không ít người, thậm chí, một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất...
Trong dịp cả nước đang tổ chức học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Chính phủ đang triển khai Chương trình hành động số 102/NQ-CP thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TVV về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tôi hoan nghênh Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kịp thời ra mắt bạn đọc tác phẩm Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay - Mấy suy nghĩ từ thực tiễn của GS, TS Đinh Xuân Dũng.
Mỗi bài viết trong tác phẩm là một sự tìm tòi, là trăn trở và suy ngẫm của tác giả về những vấn đề nóng bỏng, mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc trong đời sống văn hóa, văn học.
nghệ thuật nước nhà hôm nay. Với tư liệu phong phú, dẫn chứng sinh động, lối hành văn giản dị mà khúc chiết, sâu sắc, tác phẩm đã khẳng định: phát triển văn hóa phải luôn đi cùng sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Có thể nói, tác phẩm thực sự là một tài liệu có giá trị về lý luận, thiết thực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương đại.
Lịch sử của nhân loại nói chung và lịch sử của dân tộc Việt Nam nói riêng đã chứng minh rằng, văn hóa luôn gắn liền với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Văn hóa không chỉ là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc. Văn hóa là một trong bốn trụ cột của phát triển bền vững, có mối quan hệ chặt chẽ và có vị trí, vai trò ngang hàng với kinh tế, chính trị và môi trường (hiểu theo nghĩa rộng, trong đó, xã hội là một thành tố quan trọng).
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố văn hóa và con người Việt Nam luôn được phát huy, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngày nay, những nhân tố đó tiếp tục đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Qua 30 năm đổi mới, tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa đã có bước phát triển quan trọng, trở thành cơ sở khoa học chỉ đạo thực tiễn xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Từ năm 1986, tiếp tục kế thừa, phát triển, mở rộng quan điểm về văn hóa của các giai đoạn trước, Đảng ta đi tới quan
điểm giản dị nhưng sâu sắc: Văn hóa là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trị, sản phẩm làm giàu đẹp cuộc sống; Văn hóa là sức mạnh nội sinh của sự phát triển. Đó là tầm nhìn sâu, mới, toàn diện, bao quát hơn về vai trò của văn hóa, tạo điều kiện để văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, gắn bó mật thiết với mọi mặt đời sống. Vì vậy, sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đó là nền văn hóa đa dạng, phong phú, có khả năng chiếm lĩnh các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng, văn hóa đã và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Một trong những biểu hiện rõ rệt của xu hướng này là sự suy giảm về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của không ít người, thậm chí, một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất...
Trong dịp cả nước đang tổ chức học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Chính phủ đang triển khai Chương trình hành động số 102/NQ-CP thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TVV về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tôi hoan nghênh Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã kịp thời ra mắt bạn đọc tác phẩm Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay - Mấy suy nghĩ từ thực tiễn của GS, TS Đinh Xuân Dũng.
Mỗi bài viết trong tác phẩm là một sự tìm tòi, là trăn trở và suy ngẫm của tác giả về những vấn đề nóng bỏng, mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc trong đời sống văn hóa, văn học.
nghệ thuật nước nhà hôm nay. Với tư liệu phong phú, dẫn chứng sinh động, lối hành văn giản dị mà khúc chiết, sâu sắc, tác phẩm đã khẳng định: phát triển văn hóa phải luôn đi cùng sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Có thể nói, tác phẩm thực sự là một tài liệu có giá trị về lý luận, thiết thực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương đại.