Di Tích Lịch Sử Chùa Hương

Tác giả : Đang cập nhật
  • Lượt đọc : 554
  • Kích thước : 12.47 MB
  • Số trang : 96
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 259
  • Số lượt xem : 2.483
  • Đọc trên điện thoại :
Di Tích Lịch Sử Chùa Hương là một khu Di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của Việt Nam, đã được Nhà nước xếp hạng đặc biệt. Di tích Chùa Hương bao gồm 18 Chùa - Đền và hang động có vẻ đẹp kỳ diệu và mang đậm nét văn hoá Phật giáo Việt Nam. Quả là nơi “Bầu trbỉ cảnh bụt” đã được lưu truyền khắp nơi danh hiệu; “Na'm thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).

Mỗi độ xuân về, hàng triệu khách thập phương tấp nập về đây trẩy hội lễ Phật, cũng như hàng vạn du khách đến vãn cảnh Hương Sơn.

Để giúp du khách trẩy hội và tham quan tìm hiểu về Di tích lịch sử Chùa Hương qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Ván hoá - Thông tin xin giới thiệu cuốn sách nhỏ "Di tích lich sử Chùa Hương". Cuốn sách được biên soạn từ nhiều tác giả: nhà ván, nhà thơ, nhiếp ảnh... đã miêu tả những nét đặc sắc về non nước, suôi rừng, hang động và hệ thông Đền Chùa trong khu Di tích lịch sử văn hoá Hương Sơn.



Hương Sơn là một bầu trời cảnh Bụt, với một dải nước non cẩm tú được thiên nhiên ưu đãi, đã thu hút khách thập phương về đây chiêm bái và tham quan du lịch hàng năm.

Hội Chùa Hương hàng năm vẫn được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài mãi đến cuối tháng Ba âm lịch.

Theo truyền thuyết, thì ở vùng “Linh sơn phúc địa” này vào đầu thế kỷ đầu tiên đã có Công chúa Diệu Thiện - tục gọi là bà Chúa Ba, ứng thân của Bồ tát Quán Thế Âm đã đến đây tu hành và đắc đạo. Phật sử kê lại; Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Do đó, Phật tử Việt Nam đều kỷ niệm ngàv đó là ngày Khánh dán. Người phát hiện ra khu Phật tích này đầu tiên là ba vị Hoà thượng thời vua Lê Thánh Tông thê kỷ XVI, nhưng đến niên hiệu Chính Hoà năm thứ 7 (1687) khi Hoà thượng Trần Đạo Viên Quang về đây tái thiết Thiên Trù mới vận động nhân dân và Phật tử tổ chức lễ Khánh đản Phật bà Quan Ảm vào ngày 19 tháng Hai âm lịch hàng nám. Đến thời Đại sư Thông Lâm tổ chức mở Hội vào hai ngày 18-19 tháng Hai âm lịch.

Làng Yến Vĩ là làng sở tại hàng năm vào ngày mồng 6 Tết thường làm lễ mở cửa rừng gọi là “Tế khai sơn” tại đền Ngũ Nhạc. Nhưng ông cha ta ngày xưa thường có quan niệm “mùa xuân là mùa dạo chơi non nước”, nên các tao nhân mặc khách thường bơi thuyền chống gậy thăm cảnh từ tháng Giêng cho tới cuối tháng Ba âm lịch.

Đến năm Bính Thân niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 (1896) mới chính thức mở Hội lớn vào cả tháng Hai âm lịch. Rồi từ đó trong cảnh non xanh nước biếc “Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan” này số lượng khách đi trẩy Hội cứ mỗi năm một tăng.

Ngày nay, trong mỗi dịp mở Hội đã có hàng vạn khách thập phương về đây trẩy Hội. Người chưa đi thì mong mỏi sẽ đi, người đi rồi vẫn muốn tiếp tục đi nữa vì say mê “Hương trời sắc núi, cảnh Bụt bầu tiên”. Thật không phải ngẫu nhiên mà thi nhân đã nói về Hội Chùa Hương:

"Hương Tích ơi tôi sẽ còn đến nữa, Như hoa mơ lại đến với mùa mơ..." (Yến Lan)