Nhan đề chính của cuốn sách này là “ Cải tướng của chúng sinh” bao hàm quan điểm “Chúng sinh bình đẳng” của nhà Phật. Đương nhiên trước hết phải nói rằng người bình đẳng nên không thể chia ra siêu nhân với phàm nhân, người được yêu với kẻ bị ghét, nhân vật lớn với nhân vật nhỏ, nhân vật lịch sử có thật với nhân vật truyền kỳ hư cấu. Thậm chí cũng không thể chia ra nhân vật chính với nhân vật phụ. Hễ cảm thấy đáng bàn thì bàn, e rằng nhân vật ấy chỉ là rất thứ yếu; cảm thấy không đáng bàn nên không đem ra bàn, e rằng đấy lại là nhân vật chính. Đương nhiên do nhân vật chính trong tiểu thuyết là đối tượng miêu tả chủ yếu của tác giả, có nhiều chuyện cũ, tính cách có khi khá phức tạp, cho nên không những phải bàn nhiều, mà số trang sách phân tích cũng phải nhiều hơn.
Gọi là Cái tướng của chúng sinh, không phải chỉ là cái tướng nói chung, mà là chỉ hình tượng cá tính của các nhân vật khác nhau. Chúng sinh trên thế gian thực tế là do vô số cá nhân có tính cách khác nhau, hình tượng khác nhau hợp nên. Hơn nữa Cái tướng của chúng sinh không những chỉ hình tượng của chúng sinh, mà đồng thời còn chỉ “tâm tướng” của chúng sinh bao gồm đặc trưng cá tính và bí ẩn tâm lý của họ. trong thế giới võ hiệp do Kim Dung tạo ra, cái khổ của chúng sinh chủ yếu không phải do thiếu thốn vật chất, như đói ăn thiếu mặc, mà là những hoài bão không thành, hoặc là những dày vò đau khổ về tinh thần. Về việc miêu tả tính cách, tính người và sự khắc họa tâm lý, thái độ bị thương của Cái tướng chúng sinh v..v..trong tiểu thuyết của Kim Dung, việc bàn luận của tôi dĩ nhiên không chỉ giới hạn ở kỹ xảo nghệ thuật miêu tả nhân vật, mà còn phải chú trọng đến tâm linh của nhân vật, từ đó còn phải đề cập tinh thần nhân văn ở trên cái đó nữa.
Dưới đây cần nói rõ mấy điểm của cuốn sách này.
Liệu cuốn Kim Dung tiểu thuyết nhân luận của tôi (Bách Hoa Châu văn nghệ xuất bản xã, in lần thư nhất tháng 12 năm 1993) với cuốn sách Cải tướng của chúng sinh có trùng lặp nhau hay không? Về điều này, tôi nghĩ là không, bởi vì trọng điểm và thể lệ của hai cuốn sách khác hẳn nhau. Nói cụ thể, một là cuốn thứ nhất chú trọng lý luận, bao gồm các luận đề khác nhau, như “ Nhân cách luận”, “Nhân tính luận”, “Nhân sinh luận”, “Tình ái luận”, “Nhân tài luận”, “Nhân chủng luận”. Còn cuốn sách này chú trọng thực tế, chuyên bàn về nhân vật cụ thể. Hai là cuốn thứ nhất chú trọng phân tích loại hình nhân vật, đem đối tượng luận bàn chia ra người nghĩa hiệp với kẻ tiểu nhân, người thiện với kẻ ác, thường nhân với dị nhân, kỳ nhân với chân nhân, nam nhân với nữ nhân, siêu nhân với phàm nhân, người Hán với người không phải Hán; còn cuốn sách này không phân loại kiểu đó, mà chú trọng tính cách và cuộc sống của các nhân vật cá biệt. Ba là cách thức giảng thuật khác nhau. Cuốn thứ nhất thì “luận”, còn cuốn này là “đàm”. Tôi hy vọng so với “luận” thì “đàm” tự do hơn, cụ thể hơn, nhẹ nhàng hơn, thân mật hơn. Mà cái chính là “đàm” sẽ bật ra ý mới.
Thứ hai, sở dĩ chọn năm mươi hai nhân vật làm đối tượng phân tích luận bàn, chủ yếu là bởi vì tôi cảm thấy có hứng thú bàn về một số nhân vật, hoặc có thể nói là tôi muốn trao đổi một số cảm nghĩ của mình với mọi người. Nhan đề chính của cuốn sách này là Cái tướng của chúng sinh, là có thể nói về đủ loại chúng sinh, còn là có thể bàn về thật sâu một số nhân vật; do đó, có một vài nhân vật mà mọi người hết sức quen thuộc, cũng vô cùng yêu thích, song cuốn sách này lại không bàn đến. Như Hương Hương Công chúa xinh đẹp trong Thư Kiểm ân cừu lục, Tiểu Chiêu trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Song Nhi trong Lộc Đỉnh ký v..v..Các nhân vật ấy dĩ nhiên rất trứ danh, được mọi người yêu thích, có thể đi sâu vào lòng bạn đọc. Nhưng cuốn sách này lại không chọn Hương Hương Công chúa xinh đẹp hồn nhiên, Tiểu Chiêu và Song Nhi dịu hiền, bởi vì họ quá đơn thuần, hoặc thiếu bề dày. Điều này không tránh khỏi làm cho một số người tiếc nuối, nhưng nhan đề Cải tướng của chúng sinh có tiêu chuẩn, tầm sâu nhất định của nó.
Thứ ba, dù theo tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt, thi trong tiểu thuyết của Kim Dung vẫn còn không ít nhân vật có thể bàn luận, hoặc đáng được bàn luận riêng, như Cầu Thiên Nhẫn, Âu Dương Phong, và Nhất Đăng đại sư trong Anh Hùng xạ điêu, Tiểu Long Nữ, Lục Vô Song, Lâm Triệu Anh trong Thần Điêu hiệp lữ , Ân Ly, Triệu Mẫn, Thành Côn và Trần Hữu Lượng trong Ỷ Thiên Đồ Long ký. Thích Trường Phát, Thích Phương, Uông Thiếu Phong, Lăng Thoái Tư trong Liên Thành quyết. Vương Ngữ Yên, Du Thản Chi, A tử, Đoàn Chính Thuần và mấy vị tình nhân trong Thiên Long bát bộ, Nhậm Doanh Doanh, Tả Lãnh Thiền, Đông Phương Bất Bại, Dư Thương Hải, Lưu Chính Phong và Mạc Đại tiên sinh trong Tiếu Ngạo giang hồ v..v..Các nhân vật ấy không được chọn bàn, đơn thuần chỉ vì cuốn sách này có hạn, nếu nhân vật đáng bàn cứ đưa vào sách, chỉ e sách này sẽ phải dày gấp đôi.
Thứ tư, bạn đọc tinh ý sẽ thấy tất cả nhân vật trong bốn bộ tiểu thuyết Việt Nữ kiếm, Bạch mã tiếu tây phong, Uyên Ương đao, Tuyết phi hồ không một ai được bàn tới ở đây. Bởi lẽ số trang son bốn bộ tiểu thuyết tương đối ngắn, có bộ còn không lấy việc tả nhân vật là chính, nhân vật có thể mang ra bàn luận riêng không nhiều, một vài nhân vật đáng bàn luận thì tôi đã đề cập trong cuốn sách khác, mà tôi chưa có ý gì mới để đem bàn trong cuốn sách này, lại nghĩ sách này không phân phối cho đều, không nhất thiết phải bàn đến mọi nhân vật, cho nên họ vắng mặt ở đây.
Thứ năm, trong mục lục sách này cũng không có tên ba nhân vật trọng yếu Tiêu Phong, Đoàn Dự, Vi Tiểu Bảo, dĩ nhiên không phải là vô ý bỏ sót, mà chỉ vì tôi đã có ba bài dài riêng bàn về họ. (Xem Trung Quốc văn hóa linh tinh dữ quái thai : Linh hồn và quái thai của văn hoá Trung Quốc), Luận về Vi Tiểu Bảo, Tuy vạn thiên nhân ngô vãng hỹ (Giữa muôn người ta vẫn hướng tới người), Luận về Tiêu Phong, Đoàn Dự hình tượng cập kỳ ý nghĩa( Ý nghĩa của hình tượng Tiêu Phong, Đoàn Dự) trong Cô độc chi hiệp – Kim Dung tiểu thuyết luận, Thượng hải Tam liên Thư điếm) xuất bản tháng tư năm 1999. Hiện tại tôi chưa nghĩ ra ý gì mới, lại không muốn “rang món cơm nguội” nên đành bỏ qua.
Điều cần đặc biệt nói rõ là tôi bàn luận khá nhiều về tiểu thuyết của Kim Dung, nên trong sách này khó tránh được sự lặp lại một quan điểm hoặc một câu nào đó, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng để không lặp lại, cố gắng đưa ra ý mới.
Cuối cùng, đã là “đàm” chứ không phải “luận”, nên tôi đã hết sức sử dụng một bút pháp tâm thái tương đối nhẹ nhàng, cũng cố tránh sử dụng hình thức thuần tuý học thuật hoặc nghiên cứu, tức là không đeo mặt nạ cho các nhân vật hoặc lúc nào cũng đưa ra các luận chứng quá ư lôgich. Khi bình luận hình tượng nhân vật, dĩ nhiên chỗ nào hay tôi sẽ nói là hay, chỗ nào dở tôi sẽ nói là dở, song nhiều khi tôi không nhất thiết đành giá hay dở, chỉ cốt phân tích tâm lý nhân vật, nhất là tìm ra nhiều góc độ và phương pháp để nhận thức nhân sinh, có khi khó tránh biểu đạt nhận thức của mình đối với tính người và nhân sinh, thậm chí thường thường kèm theo các suy nghĩ của mình về xã hội, lịch sử v..v..Cũng tức là nói, tôi dựa vào việc bàn luận nhân vật mà đưa ra quan điểm của mình.
Việc tôi bàn luận mà đưa ra quan điểm của mình rốt cuộc ra sao, kính mong bạn đọc phê bình uốn nắn cho.
TRẦN MẶC
Tháng Hai đầu xuân năm 2001
Tại Bắc Thổ thành Bắc Kinh
Gọi là Cái tướng của chúng sinh, không phải chỉ là cái tướng nói chung, mà là chỉ hình tượng cá tính của các nhân vật khác nhau. Chúng sinh trên thế gian thực tế là do vô số cá nhân có tính cách khác nhau, hình tượng khác nhau hợp nên. Hơn nữa Cái tướng của chúng sinh không những chỉ hình tượng của chúng sinh, mà đồng thời còn chỉ “tâm tướng” của chúng sinh bao gồm đặc trưng cá tính và bí ẩn tâm lý của họ. trong thế giới võ hiệp do Kim Dung tạo ra, cái khổ của chúng sinh chủ yếu không phải do thiếu thốn vật chất, như đói ăn thiếu mặc, mà là những hoài bão không thành, hoặc là những dày vò đau khổ về tinh thần. Về việc miêu tả tính cách, tính người và sự khắc họa tâm lý, thái độ bị thương của Cái tướng chúng sinh v..v..trong tiểu thuyết của Kim Dung, việc bàn luận của tôi dĩ nhiên không chỉ giới hạn ở kỹ xảo nghệ thuật miêu tả nhân vật, mà còn phải chú trọng đến tâm linh của nhân vật, từ đó còn phải đề cập tinh thần nhân văn ở trên cái đó nữa.
Dưới đây cần nói rõ mấy điểm của cuốn sách này.
Liệu cuốn Kim Dung tiểu thuyết nhân luận của tôi (Bách Hoa Châu văn nghệ xuất bản xã, in lần thư nhất tháng 12 năm 1993) với cuốn sách Cải tướng của chúng sinh có trùng lặp nhau hay không? Về điều này, tôi nghĩ là không, bởi vì trọng điểm và thể lệ của hai cuốn sách khác hẳn nhau. Nói cụ thể, một là cuốn thứ nhất chú trọng lý luận, bao gồm các luận đề khác nhau, như “ Nhân cách luận”, “Nhân tính luận”, “Nhân sinh luận”, “Tình ái luận”, “Nhân tài luận”, “Nhân chủng luận”. Còn cuốn sách này chú trọng thực tế, chuyên bàn về nhân vật cụ thể. Hai là cuốn thứ nhất chú trọng phân tích loại hình nhân vật, đem đối tượng luận bàn chia ra người nghĩa hiệp với kẻ tiểu nhân, người thiện với kẻ ác, thường nhân với dị nhân, kỳ nhân với chân nhân, nam nhân với nữ nhân, siêu nhân với phàm nhân, người Hán với người không phải Hán; còn cuốn sách này không phân loại kiểu đó, mà chú trọng tính cách và cuộc sống của các nhân vật cá biệt. Ba là cách thức giảng thuật khác nhau. Cuốn thứ nhất thì “luận”, còn cuốn này là “đàm”. Tôi hy vọng so với “luận” thì “đàm” tự do hơn, cụ thể hơn, nhẹ nhàng hơn, thân mật hơn. Mà cái chính là “đàm” sẽ bật ra ý mới.
Thứ hai, sở dĩ chọn năm mươi hai nhân vật làm đối tượng phân tích luận bàn, chủ yếu là bởi vì tôi cảm thấy có hứng thú bàn về một số nhân vật, hoặc có thể nói là tôi muốn trao đổi một số cảm nghĩ của mình với mọi người. Nhan đề chính của cuốn sách này là Cái tướng của chúng sinh, là có thể nói về đủ loại chúng sinh, còn là có thể bàn về thật sâu một số nhân vật; do đó, có một vài nhân vật mà mọi người hết sức quen thuộc, cũng vô cùng yêu thích, song cuốn sách này lại không bàn đến. Như Hương Hương Công chúa xinh đẹp trong Thư Kiểm ân cừu lục, Tiểu Chiêu trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Song Nhi trong Lộc Đỉnh ký v..v..Các nhân vật ấy dĩ nhiên rất trứ danh, được mọi người yêu thích, có thể đi sâu vào lòng bạn đọc. Nhưng cuốn sách này lại không chọn Hương Hương Công chúa xinh đẹp hồn nhiên, Tiểu Chiêu và Song Nhi dịu hiền, bởi vì họ quá đơn thuần, hoặc thiếu bề dày. Điều này không tránh khỏi làm cho một số người tiếc nuối, nhưng nhan đề Cải tướng của chúng sinh có tiêu chuẩn, tầm sâu nhất định của nó.
Thứ ba, dù theo tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt, thi trong tiểu thuyết của Kim Dung vẫn còn không ít nhân vật có thể bàn luận, hoặc đáng được bàn luận riêng, như Cầu Thiên Nhẫn, Âu Dương Phong, và Nhất Đăng đại sư trong Anh Hùng xạ điêu, Tiểu Long Nữ, Lục Vô Song, Lâm Triệu Anh trong Thần Điêu hiệp lữ , Ân Ly, Triệu Mẫn, Thành Côn và Trần Hữu Lượng trong Ỷ Thiên Đồ Long ký. Thích Trường Phát, Thích Phương, Uông Thiếu Phong, Lăng Thoái Tư trong Liên Thành quyết. Vương Ngữ Yên, Du Thản Chi, A tử, Đoàn Chính Thuần và mấy vị tình nhân trong Thiên Long bát bộ, Nhậm Doanh Doanh, Tả Lãnh Thiền, Đông Phương Bất Bại, Dư Thương Hải, Lưu Chính Phong và Mạc Đại tiên sinh trong Tiếu Ngạo giang hồ v..v..Các nhân vật ấy không được chọn bàn, đơn thuần chỉ vì cuốn sách này có hạn, nếu nhân vật đáng bàn cứ đưa vào sách, chỉ e sách này sẽ phải dày gấp đôi.
Thứ tư, bạn đọc tinh ý sẽ thấy tất cả nhân vật trong bốn bộ tiểu thuyết Việt Nữ kiếm, Bạch mã tiếu tây phong, Uyên Ương đao, Tuyết phi hồ không một ai được bàn tới ở đây. Bởi lẽ số trang son bốn bộ tiểu thuyết tương đối ngắn, có bộ còn không lấy việc tả nhân vật là chính, nhân vật có thể mang ra bàn luận riêng không nhiều, một vài nhân vật đáng bàn luận thì tôi đã đề cập trong cuốn sách khác, mà tôi chưa có ý gì mới để đem bàn trong cuốn sách này, lại nghĩ sách này không phân phối cho đều, không nhất thiết phải bàn đến mọi nhân vật, cho nên họ vắng mặt ở đây.
Thứ năm, trong mục lục sách này cũng không có tên ba nhân vật trọng yếu Tiêu Phong, Đoàn Dự, Vi Tiểu Bảo, dĩ nhiên không phải là vô ý bỏ sót, mà chỉ vì tôi đã có ba bài dài riêng bàn về họ. (Xem Trung Quốc văn hóa linh tinh dữ quái thai : Linh hồn và quái thai của văn hoá Trung Quốc), Luận về Vi Tiểu Bảo, Tuy vạn thiên nhân ngô vãng hỹ (Giữa muôn người ta vẫn hướng tới người), Luận về Tiêu Phong, Đoàn Dự hình tượng cập kỳ ý nghĩa( Ý nghĩa của hình tượng Tiêu Phong, Đoàn Dự) trong Cô độc chi hiệp – Kim Dung tiểu thuyết luận, Thượng hải Tam liên Thư điếm) xuất bản tháng tư năm 1999. Hiện tại tôi chưa nghĩ ra ý gì mới, lại không muốn “rang món cơm nguội” nên đành bỏ qua.
Điều cần đặc biệt nói rõ là tôi bàn luận khá nhiều về tiểu thuyết của Kim Dung, nên trong sách này khó tránh được sự lặp lại một quan điểm hoặc một câu nào đó, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng để không lặp lại, cố gắng đưa ra ý mới.
Cuối cùng, đã là “đàm” chứ không phải “luận”, nên tôi đã hết sức sử dụng một bút pháp tâm thái tương đối nhẹ nhàng, cũng cố tránh sử dụng hình thức thuần tuý học thuật hoặc nghiên cứu, tức là không đeo mặt nạ cho các nhân vật hoặc lúc nào cũng đưa ra các luận chứng quá ư lôgich. Khi bình luận hình tượng nhân vật, dĩ nhiên chỗ nào hay tôi sẽ nói là hay, chỗ nào dở tôi sẽ nói là dở, song nhiều khi tôi không nhất thiết đành giá hay dở, chỉ cốt phân tích tâm lý nhân vật, nhất là tìm ra nhiều góc độ và phương pháp để nhận thức nhân sinh, có khi khó tránh biểu đạt nhận thức của mình đối với tính người và nhân sinh, thậm chí thường thường kèm theo các suy nghĩ của mình về xã hội, lịch sử v..v..Cũng tức là nói, tôi dựa vào việc bàn luận nhân vật mà đưa ra quan điểm của mình.
Việc tôi bàn luận mà đưa ra quan điểm của mình rốt cuộc ra sao, kính mong bạn đọc phê bình uốn nắn cho.
TRẦN MẶC
Tháng Hai đầu xuân năm 2001
Tại Bắc Thổ thành Bắc Kinh