Các Trường Phái Lịch Sử

Thể loại: Lịch Sử
Tác giả : Guy Thuillier
  • Lượt đọc : 2
  • Kích thước : 22.59 MB
  • Số trang : 81
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 91
  • Số lượt xem : 682
  • Đọc trên điện thoại :
Các trường phái lịch sử - chắc chắn cần có một pho sách lớn để xử lý một chủ đề như vậy; bởi thế chúng tôi cần phải giới hạn mục tiêu của mình:

1. Chủ đề đó chỉ liên quan (giống như Phương pháp trong sử học mà nó là phần bổ sung) đến lịch sử cận đại và hiện đại; các vấn đề lịch sử trung đại và cổ đại thường rất khác nhau (về lịch sử cận đại và nhất là hiện đại, người nghiên cứu lịch sử bị ngập trong đống tư liệu cần xử lý, và phương pháp của người đó, do tình thế bó buộc, dễ bị đưa ra tranh luận hơn).

2. Nó chỉ liên quan đến nước Pháp, sự tiến triển của các lý thuyết về sử học ở nước ngoài thường trái ngược nhau, thí dụ ở thời kỳ 1930 - 1960, nhưng có những sự chồng chéo, những ảnh hưởng, có lẽ ít hơn ta tưởng.

3. Sự phân tích của chúng tôi (như cuốn Phương pháp trong sử học) chủ yếu dành cho những sinh viên bắt đầu nghiên cứu lịch sử, hoặc cho các nhà sử học không chuyên đặt ra cho mình câu hỏi về “hệ thống sản xuất” sử học. Ta biết rằng phần của các nhà sử học không chuyên, các kỹ sư, thày thuốc, giáo sĩ, thầy giáo trung học, những người nghiên cứu cho vui, có xu hướng tăng nhiều, nó quyết định đối với một số môn lịch sử “kỹ thuật”.

4. Cuối cùng, cuốn sách này của chúng tôi chắc chắn chỉ mới là một phần. Rõ ràng không thể kể tên tất cả các nhà sử học còn sống (ngay dù có một Rambaud năm 1866 đã kể được trong 6 trang sách 169 tên ở cuốn Lịch sử văn minh hiện đại của ông).

Mục đích của chúng tôi là cung cấp một phác thảo về những gì diễn ra trong một trăm năm qua, không phải để đưa ra một lý thuyết về sử học, hay thậm chí một môn xã hội học của sử học (có một Lucien Febvre muốn làm điều đó, ông đòi hỏi vô ích là phải có một công trình nghiên cứu chức năng xã hội của sử học – nhưng chưa ai dám viết cuốn sách đó, và chúng tôi thậm chí sẽ nhấn mạnh vào dự báo tương lai của sử học (sử học vào năm 2020 hay 2060 sẽ ra sao?): chúng tôi chỉ muốn đưa ra những cái mốc. Hiện thời (năm 1992) có sự bất ổn nhất định, những sự sắp xếp lại đang diễn ra, lịch sử chính trị, lịch sử tư tưởng tái hiện ồ ạt, “sử học mới” tìm kiếm đường đi của mình, các nhà xuất bản tự hỏi mình, yêu cầu về sử học đang biến đổi... Cần phải ý thức rõ rệt về những cái được thua của những chuyển dịch rất gần đây: các hệ tư tưởng bị đem ra bàn, những sự đổi mới diễn ra dồn dập, các tham vọng về một môn sử học toàn bộ đang vỡ vụn, nhiều người có cảm tưởng đã xây dựng một công trình lên nền tảng bấp bênh (điều đó rất khó chịu). Có lẽ người ta chẳng còn yêu cầu các giáo sư và nhà nghiên cứu nhập cuộc về chính trị, phải là những “người công khai bày tỏ sự thật”() – như một số người tin một cách ngây thơ như vậy trong những năm 1960 - 1970... Ta thường nói đến việc bố cục lại cảnh quan chính trị: có thể cảnh quan chính trị sớm muộn cũng được bố cục lại, được biến đổi, các nhà sử học trẻ (chỉ cần hỏi các sinh viên sư phạm trẻ) giũ bỏ vui vẻ các chủ thuyết cũ, họ chẳng còn tin gì nhiều, những “người sáng lập ngôn từ “Foucault, Braudel, Labrousse — đôi khi bị vứt bỏ (như xưa kia người ta nói) vào những thùng rác của lịch sử, ta lại phát hiện những điều kỳ lạ, những sự tinh tế của một Lucien Lebvre, ta thậm chí đọc lại Taine với cách nhìn mới. Có lẽ những năm 1986 - 1992 đánh dấu một bước ngoặt hệ trọng: đấy là kết thúc một số “ảo tưởng trữ tình” có từ những năm 1960, lúc bắt đầu cuộc đổi mới chủ nghĩa chiết trung (hay một chủ nghĩa kinh nghiệm thông minh), cách nhìn lịch sử thay đổi” ngay dù có nhiều sự chống đối, sự khước từ, và có những bất trắc đáng kể về chủ thuyết), bây giờ ta có thể ngợi khen lịch sử chính trị(4)... Chúng tôi cam lòng đưa ra những cột mốc cho sự suy nghĩ có phương pháp về những gì diễn ra dưới mắt ta (điều này bao giờ cũng khó hiểu nhất), vì nên thấy rằng lịch sử không ngừng biến đổi. Như Fernand Braudel tuyên bố ở bài diễn văn ông đọc lúc được kết nạp vào viện Hàn lâm Pháp năm 1985: “Sử học không ngừng bị căn vặn, buộc phải đổi mới, cần thiết phải có những lần trẻ lại liên tiếp. Vì nếu mọi xã hội đều nhất thiết quay về quá khứ của mình để tự biện minh, để tìm thấy ngoài thời gian những thủ thuật, chỗ ẩn náu hay duyên cớ, ngay cả những lời an ủi, thì xã hội đó cũng chờ đợi những lời đáp mới cho các câu hỏi mới làm nó trăn trở. Những thứ sử học của Guizot, Michelet, Fustel de Coulanges, Taine, ở thời họ, đã là những thứ sử học mới. Với Marc Bloch và Lucien Febvre, sự mới mẻ mang tầm cỡ một cuộc cách mạng dữ dội của trí óc. Trước hết vì họ đã mở rộng miếng đất của nhà sử học cho các khoa học khác nhau, trẻ trung và có tính chất đế quốc chủ nghĩa về con người. Những khóa học này tràn ngập và nhấn chìm nghề nghiệp của chúng ta như chúng tràn ngập, bóp méo và nhấn chìm các lĩnh vực khác của nền văn hóa chúng ta. Nhưng chớ e ngại điều đó: những cuộc cách mạng khác đang tiến bước. Một thứ sử học mới, một cách đọc mới đang rình đợi chúng ta và đã xem thường chúng ta ở chân trời”. Đấy là sự nghiệt ngã của nghề nghiệp: dù thế nào mặc lòng, bao giờ ta cũng phải trở thành cổ lỗi...