Quyển sách là tập hợp các bài viết của họa sĩ Thái Tuấn về các vấn đề trong hội họa : thưởng ngoạn và phê bình các tác phẩm hội họa; các trường phái hội họa chính; cái "thẩm mỹ" trong hội họa, cái "thực" trong hội họa, cái "thiện" trong hội họa…
Trích :
"Khi xem tranh, mà chỉ chú ý đến đề tài thì không khác gì kẻ muốn thưởng thức một tác phẩm về văn chương, mà chỉ nóng lòng xem tác giả sẽ kết thúc câu chuyện ra sao.
Khi thưởng thức những bức họa cổ điển nếu có kẻ đã mê vẻ đẹp của người trong tranh, như mê một người đàn bà đẹp trong cuộc đời thì kẻ đó sẽ không bao giờ còn nhận thức được cái phần giá trị của nghệ thuật trong bức họa. Cũng như những kẻ say mê một nhân vật anh hùng trong một cuốn tiểu thuyết, thì khó mà thưởng thức được giá trị nghệ thuật văn chương của tác giả.
Một bức tranh không phải chỉ có những đường nét mơ hồ, những hình thể huyền ảo mới diễn đạt được cái trừu tượng. Một bức chân dung vẽ đủ cả chi tiết có thể diễn tả một tư tưởng hết sức trừu tượng. Cũng như chúng ta muốn diễn tả một thực tế, không phải chúng ta cứ vẽ đầy đủ mọi chi tiết như một cái máy ảnh là nắm được hết sự thực.
Cho dù nghệ sĩ có chỉ đường cho nhân loại đến một mục đích, một thế giới lý tưởng nào đó thì chắc chắc, không phải nhân loại sẽ tới được bằng con đường của nghệ thuật.
Đường vẽ diễn tả một sự vật, nhưng nét vẽ diễn tả chính người đã vẽ ra sự vật đó... Picasso vẽ một trăm bức chân dung, những đường đều khác nhau, mọi bộ mặt đều khác nhau, nhưng nét vẽ vẫn là nét vẽ của Picasso.
Kinh nghiệm cho biết rằng : kiến thức khoa học làm cho chúng ta vẽ theo lý luận hơn là theo cảm xúc. Song sự vật mà ta trông thấy đâu phải hoàn toàn chỉ riêng một mình thị giác làm cho trông thấy được.
Đến một đứa bé con bây giờ cũng tự phụ là biết rõ một cái cây hơn bác nông phu thất học. Nhưng cái biết của nó chưa chắc đã giúp nó yêu cái cây bằng bác nông phu.
Đứng về phía người thưởng ngoạn, không bao giờ nên hy vọng chỉ dùng con đường suy luận để đi vào tác phẩm. Điều nhầm lẫn nhất là người xem tranh cứ gắng tìm hiểu xem bức tranh này họa sĩ vẽ cái gì ? bức tranh kia gói ghém những tư tưởng cao siêu nào ? Có ai đứng trước người đẹp phải suy luận mới nhận ra vẻ đẹp của họ đâu ? Nhan sắc là để cho chúng ta chiêm ngưỡng, không phải để cho chúng ta lý luận. Cảm thông với cái đẹp là một cái gì đột nhiên nhận thấy trong một khoảnh khắc nhanh chóng chứ không phải do sự kéo dài của suy luận.
Những người mới bước chân vào hội họa, lúc đầu tất nhiên là học hỏi các bậc thầy. Họ nhẫn nại sao chép hàng tháng, hàng năm, ngày này qua ngày khác, không phải để bắt chước giống thày, nhưng cốt một ngày nào đó nhìn vào bức họa họ đã có một chút của họ trong đó, kỳ cho đến lúc cái chất "thày" đã biến đi nhường chỗ cho cái chất "ta".
Mọi sự, mọi vật kể cả đau khổ, đói khát, bệnh hoạn và cả tội ác nữa, đều được cứu thoát khỏi sự tầm thường của nó nhờ nghệ thuật. Đó là mảnh đất duy nhất có thể dung nạp được chúng. Thiên tài kéo theo với mình những vật xấu xa, những tâm tình bẩn thỉu ở trong cơn cuồng phong của nghệ thuật đi qua. …Làm một ông tơ để nối duyên cho thiên đàng và địa ngục, cho cái ác và cái thiện, cho cái xấu và cái đẹp chỉ có thể là một nghệ sĩ, một thi nhân. Trên địa hạt nghệ thuật, văn chương, những sự xấu xa tầm thường trở thành sự đẹp đẽ cao cả.
Nghệ thuật mang một sứ mạng và phải đạt tới đích dù phải xông vào giữa lòng địa ngục, sống giữa những loài yêu quái. Nó tiến tới không phải có tham vọng biến đổi được địa ngục thành thiên đàng, bọn yêu quái thành bầy tiên nữ. Nhưng để cứu thoát những cảnh vật đó khỏi sự tầm thường và đặt cho chúng có một chỗ đứng, điều hòa với vũ trụ. Nghệ thuật mà không đạt được như vậy là thất hại. "
Mục lục
1 Thái độ cần thiết khi xem tranh
2 Phê bình nghệ thuật
3 Thưởng ngoạn và phê bình nghệ thuật
4 Hội họa cổ điển
5 Ấn tượng và siêu thực
6 Trường biểu hiện
7 Nhận xét về hội họa trừu tượng
8 Thế giới của hội họa
9 Đường nét và màu sắc
10 Hình thể trong hội họa
11 Đời sống đồ vật trong danh
12 Cuộc phiêu lưu của hình thể trong hội họa
13 Loại tranh mộc bản Việt-nam
14 Đứng trước giá vẽ hôm nay
15 Tuổi của nghệ thuật
16 Sự đầu thai của một ý nghĩ trong hội họa
17 Cái bánh của thằng Hề
18 Những dấu chân của Adam
19 Tiểu sử họa sĩ Thái Tuấn
Trích :
"Khi xem tranh, mà chỉ chú ý đến đề tài thì không khác gì kẻ muốn thưởng thức một tác phẩm về văn chương, mà chỉ nóng lòng xem tác giả sẽ kết thúc câu chuyện ra sao.
Khi thưởng thức những bức họa cổ điển nếu có kẻ đã mê vẻ đẹp của người trong tranh, như mê một người đàn bà đẹp trong cuộc đời thì kẻ đó sẽ không bao giờ còn nhận thức được cái phần giá trị của nghệ thuật trong bức họa. Cũng như những kẻ say mê một nhân vật anh hùng trong một cuốn tiểu thuyết, thì khó mà thưởng thức được giá trị nghệ thuật văn chương của tác giả.
Một bức tranh không phải chỉ có những đường nét mơ hồ, những hình thể huyền ảo mới diễn đạt được cái trừu tượng. Một bức chân dung vẽ đủ cả chi tiết có thể diễn tả một tư tưởng hết sức trừu tượng. Cũng như chúng ta muốn diễn tả một thực tế, không phải chúng ta cứ vẽ đầy đủ mọi chi tiết như một cái máy ảnh là nắm được hết sự thực.
Cho dù nghệ sĩ có chỉ đường cho nhân loại đến một mục đích, một thế giới lý tưởng nào đó thì chắc chắc, không phải nhân loại sẽ tới được bằng con đường của nghệ thuật.
Đường vẽ diễn tả một sự vật, nhưng nét vẽ diễn tả chính người đã vẽ ra sự vật đó... Picasso vẽ một trăm bức chân dung, những đường đều khác nhau, mọi bộ mặt đều khác nhau, nhưng nét vẽ vẫn là nét vẽ của Picasso.
Kinh nghiệm cho biết rằng : kiến thức khoa học làm cho chúng ta vẽ theo lý luận hơn là theo cảm xúc. Song sự vật mà ta trông thấy đâu phải hoàn toàn chỉ riêng một mình thị giác làm cho trông thấy được.
Đến một đứa bé con bây giờ cũng tự phụ là biết rõ một cái cây hơn bác nông phu thất học. Nhưng cái biết của nó chưa chắc đã giúp nó yêu cái cây bằng bác nông phu.
Đứng về phía người thưởng ngoạn, không bao giờ nên hy vọng chỉ dùng con đường suy luận để đi vào tác phẩm. Điều nhầm lẫn nhất là người xem tranh cứ gắng tìm hiểu xem bức tranh này họa sĩ vẽ cái gì ? bức tranh kia gói ghém những tư tưởng cao siêu nào ? Có ai đứng trước người đẹp phải suy luận mới nhận ra vẻ đẹp của họ đâu ? Nhan sắc là để cho chúng ta chiêm ngưỡng, không phải để cho chúng ta lý luận. Cảm thông với cái đẹp là một cái gì đột nhiên nhận thấy trong một khoảnh khắc nhanh chóng chứ không phải do sự kéo dài của suy luận.
Những người mới bước chân vào hội họa, lúc đầu tất nhiên là học hỏi các bậc thầy. Họ nhẫn nại sao chép hàng tháng, hàng năm, ngày này qua ngày khác, không phải để bắt chước giống thày, nhưng cốt một ngày nào đó nhìn vào bức họa họ đã có một chút của họ trong đó, kỳ cho đến lúc cái chất "thày" đã biến đi nhường chỗ cho cái chất "ta".
Mọi sự, mọi vật kể cả đau khổ, đói khát, bệnh hoạn và cả tội ác nữa, đều được cứu thoát khỏi sự tầm thường của nó nhờ nghệ thuật. Đó là mảnh đất duy nhất có thể dung nạp được chúng. Thiên tài kéo theo với mình những vật xấu xa, những tâm tình bẩn thỉu ở trong cơn cuồng phong của nghệ thuật đi qua. …Làm một ông tơ để nối duyên cho thiên đàng và địa ngục, cho cái ác và cái thiện, cho cái xấu và cái đẹp chỉ có thể là một nghệ sĩ, một thi nhân. Trên địa hạt nghệ thuật, văn chương, những sự xấu xa tầm thường trở thành sự đẹp đẽ cao cả.
Nghệ thuật mang một sứ mạng và phải đạt tới đích dù phải xông vào giữa lòng địa ngục, sống giữa những loài yêu quái. Nó tiến tới không phải có tham vọng biến đổi được địa ngục thành thiên đàng, bọn yêu quái thành bầy tiên nữ. Nhưng để cứu thoát những cảnh vật đó khỏi sự tầm thường và đặt cho chúng có một chỗ đứng, điều hòa với vũ trụ. Nghệ thuật mà không đạt được như vậy là thất hại. "
Mục lục
1 Thái độ cần thiết khi xem tranh
2 Phê bình nghệ thuật
3 Thưởng ngoạn và phê bình nghệ thuật
4 Hội họa cổ điển
5 Ấn tượng và siêu thực
6 Trường biểu hiện
7 Nhận xét về hội họa trừu tượng
8 Thế giới của hội họa
9 Đường nét và màu sắc
10 Hình thể trong hội họa
11 Đời sống đồ vật trong danh
12 Cuộc phiêu lưu của hình thể trong hội họa
13 Loại tranh mộc bản Việt-nam
14 Đứng trước giá vẽ hôm nay
15 Tuổi của nghệ thuật
16 Sự đầu thai của một ý nghĩ trong hội họa
17 Cái bánh của thằng Hề
18 Những dấu chân của Adam
19 Tiểu sử họa sĩ Thái Tuấn