Chữ Nghĩa Truyện Kiều

Tác giả : Lê Văn Hòe
  • Lượt đọc : 660
  • Kích thước : 0.70 MB
  • Số trang : 142
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 381
  • Số lượt xem : 2.580
  • Đọc trên điện thoại :
Không ai dám tự phụ đã hiểu hết truyện Kiều, dù rằng có người thuộc Kiều từ đầu đến cuối.

Hiểu đây không phải là hiểu ý nghĩa cao xa, triết lý của truyện Kiều, hoặc giá trị văn chương nghệ thuật của văn Kiều, hoặc dụng ý thầm kín của tác giả khi viết cuốn truyện văn-chương tuyệt tác đó.

Hiểu đây là hiểu những điển cố, những chữ lấy ở sách Tàu, thơ Tàu, những chữ lấy ở ca dao ngạn ngữ ta cùng những chữ cổ hoặc những chữ dùng quen mà tới nay không ai biết xuất xứ và ý nghĩa đích xác.

Truyện Kiều là một kho tài liệu vô tận về từ ngữ và điển cố văn-chương. Không hiểu truyện Kiều là một điều thiệt thòi rất lớn cho từ ngữ học Việt Nam. Điều đó dĩ nhiên là không nên có.

Nhận thấy rõ điều đó, xưa nay nhiều văn nhân học giả đã dụng công chú thích, hay chú giải chuyện Kiều.

Tuy nhiên vẫn chưa đủ. Từ Nguyễn văn Vĩnh, Bùi khánh Diễn, tới Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và thi sĩ Tản Đà, có thể nói hết thảy các nhà chú giải đều chỉ chú trọng đến các điển cố và « chữ sách » dùng trong truyện Kiều. Còn những chữ « nôm » thì hình như người ta cho là không cần giải nghĩa, có ý cho rằng chữ nôm thì ai mà chẳng hiểu.

Thật ra, nhiều tiếng nôm hoặc cho là nôm khó hiểu vô cùng. Và sự thật trong các khoa thi cấp trung học, đã xảy ra cái tình trạng này : thí sinh giải thích điển cố và chữ sách Tàu rất thông, mà khi hỏi đến nghĩa một vài tiếng nôm thì không sao đáp nổi. Tình trạng đó, không nên để kéo dài.

Nhất là hiện giờ tiếng Việt đã được dùng là chuyển ngữ, tiếng Việt cần được giải thích rõ ràng hơn, để xứng đáng là quốc văn một nước độc lập.

Nghĩ vậy nên chúng tôi để tâm nghiên cứu một số vừa chữ nôm vừa chữ Hán bấy lâu bị hiểu lờ mờ đại-khái trong truyện Kiều, mục đích muốn giúp ích phần nào cho các Giáo-sư trong giờ giảng văn, và các sinh viên, học sinh về môn Việt-ngữ.

Thuộc bộ sách