Sau Dãy Trường Sơn

Thể loại: Truyện Ngắn ;Văn Học
Tác giả : Lý Văn Sâm
  • Lượt đọc : 343
  • Kích thước : 0.57 MB
  • Số trang : 89
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 131
  • Số lượt xem : 2.491
  • Đọc trên điện thoại :
Lý Văn Sâm - Sau Dãy Trường Sơn là tuyển tập truyện ngắn được Bùi Quang Huy sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu tới độc giả.

Nội dung truyện kể về cậu bé Quý. Khi lãnh việc xây một phi trường ở một miền rừng núi Ai Lao cho quân đội Nhật, con Phú là Quý một cậu bé mười sáu tuổi, lớn trước tuổi. Một đêm Phou Ta Cốc một nhà cách mạng trước khi chết trao Phú một bản đồ bí mật. Tùy, bạn Phú tưởng đó là một bản đồ chỉ chỗ kho tàng nên lén ám hại Quý, nhưng Quý không chết, về sau chiếm một cứ điểm hiểm yếu để chống lại quân Nhật. Ít lâu sau hai cha con được trùng phùng để rồi, để ích lợi thiết thực cho Quốc gia, Phú tiễn con ra đi cứu nước.

***

hà văn Lý Văn Sâm sinh năm 1922 tại làng Bình Long, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Xin được dừng một chút để nói về năm sinh của ông. Trong tuyển tập Lý Văn Sâm, Kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam đều viết ông sinh năm 1921. Nhưng tôi tin năm sinh của ông là 1922 hơn, bởi chi tiết này được viết trong cuốn tuyển tập truyện ngắn và ký đầu tiên của ông lấy tên là Ngàn sau sông Dịch do nhà nghiên cứu Thạch Giang thực hiện và viết lời giới thiệu, được thực hiện trong các năm 1987, 1988, khi đó nhà văn Lý Văn Sâm còn rất khỏe mạnh, đầy minh mẫn, đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai. Nhà văn Hoàng Văn Bổn khi đó là Phó Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai kiêm Tổng biên tập báo Văn nghệ Đồng Nai viết “Đôi lời tâm sự” nơi đầu sách cho biết: “Từ năm 1985, Ban chấp hành Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai đã có nghị quyết về việc tìm lại những sáng tác bị thất lạc của nhà văn Lý Văn Sâm để in thành sách nhân dịp anh tròn 65 tuổi (vào năm 1987)” (Đôi lời tâm sự, Hoàng Văn Bổn, Ngàn sau sông Dịch, NXB Trẻ, 1988). Như vậy tư liệu về Lý Văn Sâm sinh năm 1922 thật đáng tin cậy, còn những cuốn sách viết Lý Văn Sâm sinh năm 1921 đều xuất bản sau năm 2000, khi ông đã qua đời.
***
Chiếc đồng-hồ treo trên vách rè-rè như một bịnh-nhơn lên cơn siễng, rồi thong-thả điểm mười một tiếng. Những tiếng tíc-tắc quen thuộc lại nhịp đều-đều sau lúc đó, nghe buồn-buồn như tiếng giày của một khách lữ-hành trên đường thiên-lý. Ngoài đường bóng cây thâu hẹp lại. Ánh nắng cay-cay như trộn mùi ớt hiểm. Bụi dâng trên các nẻo đường bóng loáng như có một lớp nước mỏng tráng lên.
Phú đẩy cửa bước vội vào nhà, gọi vợ:
- Mình ơi!
Chị Phú “dạ” một tiếng rồi tất-tả từ dưới bếp chạy lên nhà trên.
Phú cởi áo ngoài mắc lên “sừng nai” hỏi tiếp:
- Thằng Quí đâu?
- Nó chưa về, mình à!
Phú chắc lưỡi, giọng hờn dỗi:
- Học với hành! Ham học lắm, có bữa chết!
Chị Phú vừa lau tay vừa nói:
- Ở trường cũng có hầm núp, không sao đâu. Ráng cho con nó học gấp trong sáu tháng đặng đi kiếm chỗ làm với người ta…
...

Thuộc bộ sách