Một cuốn sách dành cho những ai đã, đang và sẽ lao vào con đường nghiên cứu khoa học...
"... Khi bắt tay vào việc hóa lỏng chất khí hêli, nhà bác học Kamerlingh – Onnes đã hiểu rất rõ những khó khăn ghê gớm đang chờ đón mình. Ông biết rằng ngay chất khí hyđrô đã bắt các nhà khoa học phải trả một giá đắt đến như thế nào khi hóa lỏng nó. Nhà vật lý Ba Lan, Vrublépxki đã gặp một tai nạn chết người khi hóa lỏng hyđrô trong phòng thí nghiệm. Nhà vật lý Thụy Sĩ, Pictê đã mất hàng năm vô ích trong việc hóa lỏng chất khí hyđrô. Còn nhà vật lý G.Điuoa thì phải mất tới hai mươi mốt năm ròng rã mới bắt được hyđrô chịu hàng phục. Nhưng đó mới chỉ là hóa lỏng khí hyđrô, còn chất khí hêli thì ngay Điuoa cũng phải chịu thất bại ê chề. Mười năm cuối cùng của nhà khoa học đó đã bị tiêu ma vô ích vào các thí nghiệm hóa lỏng chất khí “cứng đầu cứng cổ” nhất này. Điuoa chết trong cảnh buồn phiền, không con cái. Kamerlingh Onnes biết rõ như thế lắm, nhưng ông vẫn kiên quyết tìm cách bắt hêli phải quy thuận! Trang bị lại phòng thí nghiệm, tập hợp các nhà vật lý, các công nhân kỹ thuật có tài, tổ chức công cuộc nghiên cứu…
Kamerlingh Onnes đã làm tất cả mọi việc để chinh phục hêli. Ông đã đạt được nhiệt độ ngày càng thấp và đã lần lượt hóa lỏng được các chất khí ôxy, nêon, hydrô. Mọi chất khí đều đã hóa lỏng được, thậm chí đa số chất còn đưa tới trạng tháng rắn, nhưng chỉ trừ chất khí hêli! Đã có người nêu lên ý kiến rằng không thể hóa lỏng được khí hêli. Nhưng Kamerlight Onnes không lùi bước, ông tiếp tục cải tiến thiết bị, cải tiến phương pháp nghiên cứu. 20 độ trên độ không tuyệt đối (nhiệt độ thấp nhất có thể có nhưng không thể nào đạt tới được), rồi 10 độ … 5 độ… hêli vẫn “ngoan cố” giữ nguyên trạng thái khí. Một số người đã tỏ ra tuyệt vọng. Chỉ có Kamerlingh Onnes vẫn kiên trì. Cuối cùng, sau mười năm và tám mươi giờ thí nghiệm Kamerlingh Onnes đạt tới một nhiệt độ kỷ lục: 4,2 độ trên độ không tuyệt đối! Và chất hêli “ngoan cố” kia đã phải ngoan ngoãn hàng phục: nó đã hóa lỏng và thế là Kamerlingh Onnes đã có thể tuyên bố với toàn bộ giới khoa học rằng mọi chất khí trên trái đất này đều có thể hóa lỏng được! Nhà khoa học đắc thắng, nhưng ông đã ốm mất mấy tháng vì làm việc căng thẳng. Sau một thời gian nghỉ ngơi cho lại sức, Kamerlingh Onnes lại lao vào cuộc đấu tranh mới: tiếp tục thực hiện những nhiệt độ thấp hơn nữa... Cuộc phấn đấu không biết mệt mỏi của Kamerlingh Onnes đã được đền bù xứng đáng. Ông đã phát hiện ra rằng, ở nhiệt độ 4,1 độ trên độ không tuyệt đối một số kim loại đột nhiên mất điện trở. Ông đã khám phá ra hiện tượng siêu dẫn điện, một hiện tượng ngày nay đang lôi cuốn đông đảo các nhà vật lý dốc sức nghiên cứu vì nó mở ra triến vọng to lớn cho ngành kỹ thuật điện."
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tuổi trẻ chứng ta đã bước sang thế kỷ XXI. Đây là thời cơ nhưng đồng thời cũng là sự thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo dự đoán của các nhà khoa học, thế kỉ XXI sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh trí tuệ toàn cầu. Người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ấy sẽ là người làm chủ được tri thức, làm chủ được khoa học công nghệ cao.
Thật vậy, nền kinh tế tri thức là nên kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Nó tương phản với nền kinh tế vật chất chủ yếu dựa vào việc khai thác, sản xuất, phân phối và sử dụng vật chất như đất đai, vốn và sức lao động la những tài nguyên thiên nhiên mà nhiều thứ hiện đang có nguy cơ cạn kiệt.
Kinh tế tri thức chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên phi vật chất, vô hình, và quan trọng nhất là vô tận: đó là tri thức
Tri thức ở đây là tất cả những hiểu biết mà loài người đã tích lũy được, trong đó quan trọng nhất là tri thức khoa học kỹ thuật, tri thức quản lý và thực hành. Trong nền kinh tế này, tri thức là động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế, nó tạo ra sức mạnh cạnh tranh kinh tế và làm nên giá trị của sản phẩm.
Trong nền kinh tế tri thức, các ngành công nghệ cao (nhất là tin học) và dịch vụ phát triển rất mạnh. Đây là đặc điểm phân biệt kinh tế tri thức với kinh tế vật chất.
Chính giữa lúc này đây, nhân loại dang rảo bước tiến nhanh trên con đường xây dựng nền móng của kinh tế tri thức vá thế kỷ XXI sẽ chứng kiến sự ra đời của nhiéu quốc gia giàu có nhở khai thác dược nguồn tài nguyên quí giá vỏ tận lả trí thức.
Để thích ứng và chuyển nhanh từ con người truyén thống thành con người hiện đại, tuổi trẻ cán biết trau dối và phát huy những phẩm chất năng lực cần thiết, tự khai phá và sáng tạo ra mình, nắm chắc phẩn thắng và trụ vững trong xã hội tương laí.
Vấn đề bây giờ chỉ còn là học cái gi và học như thế não. Học cái gì là đôi mắt hướng dẫn đường bay, còn học như thế nào sẽ chắp thêm đôi cánh...
Nhà văn người Mỹ nổi tiếng, R.VV.Emerson nói: 'Quà tặng lớn nhất cho một con người không gi bằng lảm cho họ biết tự giúp minh".
Con đường dẫn tới tài năng chính là một món quà như thế đối với các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đới. Hướng cho các bạn biết ước mơ bay bổng, biết những phương pháp rèn luyện, học tập tích lũy tri thức.
Qua những mẩu chuyện về cuộc đời của các nhà bác học nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới, các bạn trẻ có thêm lòng tin trong học tập, trong lao động với một niềm đam mê, một nghị lực kiên cường, các bạn sẽ trở thành những người có tài năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa 1 hiện đại hóa của đất nước. Thực hiện ước mơ làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản
Tài năng hai chữ đầy hấp dẫn
Trong mỗi người đều có sẵn một thiên tài
Ngạc nhiên – chiếc chìa khóa mở cửa con đường dẫn tới tài năng
Trí tưởng tượng – chiếc lăng kính nhiệm mầu
Anh hùng chỉ nảy sinh trong chiến đấu
Cây đuốc học vấn
Cuộc sống – quyển sách vĩ đại nhất
Đại dương trí nhớ
Ơrêka – tìm thấy rồi
Đất nước trông chờ các bạn – Những tài năng!
"... Khi bắt tay vào việc hóa lỏng chất khí hêli, nhà bác học Kamerlingh – Onnes đã hiểu rất rõ những khó khăn ghê gớm đang chờ đón mình. Ông biết rằng ngay chất khí hyđrô đã bắt các nhà khoa học phải trả một giá đắt đến như thế nào khi hóa lỏng nó. Nhà vật lý Ba Lan, Vrublépxki đã gặp một tai nạn chết người khi hóa lỏng hyđrô trong phòng thí nghiệm. Nhà vật lý Thụy Sĩ, Pictê đã mất hàng năm vô ích trong việc hóa lỏng chất khí hyđrô. Còn nhà vật lý G.Điuoa thì phải mất tới hai mươi mốt năm ròng rã mới bắt được hyđrô chịu hàng phục. Nhưng đó mới chỉ là hóa lỏng khí hyđrô, còn chất khí hêli thì ngay Điuoa cũng phải chịu thất bại ê chề. Mười năm cuối cùng của nhà khoa học đó đã bị tiêu ma vô ích vào các thí nghiệm hóa lỏng chất khí “cứng đầu cứng cổ” nhất này. Điuoa chết trong cảnh buồn phiền, không con cái. Kamerlingh Onnes biết rõ như thế lắm, nhưng ông vẫn kiên quyết tìm cách bắt hêli phải quy thuận! Trang bị lại phòng thí nghiệm, tập hợp các nhà vật lý, các công nhân kỹ thuật có tài, tổ chức công cuộc nghiên cứu…
Kamerlingh Onnes đã làm tất cả mọi việc để chinh phục hêli. Ông đã đạt được nhiệt độ ngày càng thấp và đã lần lượt hóa lỏng được các chất khí ôxy, nêon, hydrô. Mọi chất khí đều đã hóa lỏng được, thậm chí đa số chất còn đưa tới trạng tháng rắn, nhưng chỉ trừ chất khí hêli! Đã có người nêu lên ý kiến rằng không thể hóa lỏng được khí hêli. Nhưng Kamerlight Onnes không lùi bước, ông tiếp tục cải tiến thiết bị, cải tiến phương pháp nghiên cứu. 20 độ trên độ không tuyệt đối (nhiệt độ thấp nhất có thể có nhưng không thể nào đạt tới được), rồi 10 độ … 5 độ… hêli vẫn “ngoan cố” giữ nguyên trạng thái khí. Một số người đã tỏ ra tuyệt vọng. Chỉ có Kamerlingh Onnes vẫn kiên trì. Cuối cùng, sau mười năm và tám mươi giờ thí nghiệm Kamerlingh Onnes đạt tới một nhiệt độ kỷ lục: 4,2 độ trên độ không tuyệt đối! Và chất hêli “ngoan cố” kia đã phải ngoan ngoãn hàng phục: nó đã hóa lỏng và thế là Kamerlingh Onnes đã có thể tuyên bố với toàn bộ giới khoa học rằng mọi chất khí trên trái đất này đều có thể hóa lỏng được! Nhà khoa học đắc thắng, nhưng ông đã ốm mất mấy tháng vì làm việc căng thẳng. Sau một thời gian nghỉ ngơi cho lại sức, Kamerlingh Onnes lại lao vào cuộc đấu tranh mới: tiếp tục thực hiện những nhiệt độ thấp hơn nữa... Cuộc phấn đấu không biết mệt mỏi của Kamerlingh Onnes đã được đền bù xứng đáng. Ông đã phát hiện ra rằng, ở nhiệt độ 4,1 độ trên độ không tuyệt đối một số kim loại đột nhiên mất điện trở. Ông đã khám phá ra hiện tượng siêu dẫn điện, một hiện tượng ngày nay đang lôi cuốn đông đảo các nhà vật lý dốc sức nghiên cứu vì nó mở ra triến vọng to lớn cho ngành kỹ thuật điện."
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tuổi trẻ chứng ta đã bước sang thế kỷ XXI. Đây là thời cơ nhưng đồng thời cũng là sự thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo dự đoán của các nhà khoa học, thế kỉ XXI sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh trí tuệ toàn cầu. Người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ấy sẽ là người làm chủ được tri thức, làm chủ được khoa học công nghệ cao.
Thật vậy, nền kinh tế tri thức là nên kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Nó tương phản với nền kinh tế vật chất chủ yếu dựa vào việc khai thác, sản xuất, phân phối và sử dụng vật chất như đất đai, vốn và sức lao động la những tài nguyên thiên nhiên mà nhiều thứ hiện đang có nguy cơ cạn kiệt.
Kinh tế tri thức chủ yếu dựa trên nguồn tài nguyên phi vật chất, vô hình, và quan trọng nhất là vô tận: đó là tri thức
Tri thức ở đây là tất cả những hiểu biết mà loài người đã tích lũy được, trong đó quan trọng nhất là tri thức khoa học kỹ thuật, tri thức quản lý và thực hành. Trong nền kinh tế này, tri thức là động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế, nó tạo ra sức mạnh cạnh tranh kinh tế và làm nên giá trị của sản phẩm.
Trong nền kinh tế tri thức, các ngành công nghệ cao (nhất là tin học) và dịch vụ phát triển rất mạnh. Đây là đặc điểm phân biệt kinh tế tri thức với kinh tế vật chất.
Chính giữa lúc này đây, nhân loại dang rảo bước tiến nhanh trên con đường xây dựng nền móng của kinh tế tri thức vá thế kỷ XXI sẽ chứng kiến sự ra đời của nhiéu quốc gia giàu có nhở khai thác dược nguồn tài nguyên quí giá vỏ tận lả trí thức.
Để thích ứng và chuyển nhanh từ con người truyén thống thành con người hiện đại, tuổi trẻ cán biết trau dối và phát huy những phẩm chất năng lực cần thiết, tự khai phá và sáng tạo ra mình, nắm chắc phẩn thắng và trụ vững trong xã hội tương laí.
Vấn đề bây giờ chỉ còn là học cái gi và học như thế não. Học cái gì là đôi mắt hướng dẫn đường bay, còn học như thế nào sẽ chắp thêm đôi cánh...
Nhà văn người Mỹ nổi tiếng, R.VV.Emerson nói: 'Quà tặng lớn nhất cho một con người không gi bằng lảm cho họ biết tự giúp minh".
Con đường dẫn tới tài năng chính là một món quà như thế đối với các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đới. Hướng cho các bạn biết ước mơ bay bổng, biết những phương pháp rèn luyện, học tập tích lũy tri thức.
Qua những mẩu chuyện về cuộc đời của các nhà bác học nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới, các bạn trẻ có thêm lòng tin trong học tập, trong lao động với một niềm đam mê, một nghị lực kiên cường, các bạn sẽ trở thành những người có tài năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa 1 hiện đại hóa của đất nước. Thực hiện ước mơ làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản
Tài năng hai chữ đầy hấp dẫn
Trong mỗi người đều có sẵn một thiên tài
Ngạc nhiên – chiếc chìa khóa mở cửa con đường dẫn tới tài năng
Trí tưởng tượng – chiếc lăng kính nhiệm mầu
Anh hùng chỉ nảy sinh trong chiến đấu
Cây đuốc học vấn
Cuộc sống – quyển sách vĩ đại nhất
Đại dương trí nhớ
Ơrêka – tìm thấy rồi
Đất nước trông chờ các bạn – Những tài năng!