Trong bất cứ quyển Việt-Sử nào khi nói đến Hòa-ước Versailles được ký kết năm 1787 giữa Pháp Hoàng Louis thập lục và chúa Nguyễn-Ánh do Đức Cha Bá-Đa-Lộc đại-diện, có khoản nói vua Annam nhường cho Pháp nhiều nơi trong đó có Quần-đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn. Nhưng trong Hòa-ước 5-6-1862 lại không thấy nói đến quần-đảo ấy nữa.
Tại sao đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn tượng-trưng cho toàn thể quần đảo tuy là không lớn hơn đảo Phú-Quốc, lại được Pháp-Quốc đặc biệt chú ý ?
Tại sao trong Hòa ước 5-6-1862 Triều-đình Huế nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường của Nam-Kỳ Lục-tỉnh mà không thấy nói đến Quần-đảo Côn-Lôn ?
Đó là những câu mà bất cứ một độc giả nào của quyển Việt-Sử đều tự hỏi.
Các thắc mắc ấy sẽ lần lượt được giãi bầy trong quyển sách « Côn-Lôn Sử-Lược » này để giúp độc giả biết thêm những chi tiết của một giai đoạn lịch-sử nước nhà và đồng thời nhận thức rõ rệt tính cách quan trọng của Quần đảo Côn-Lôn về ba mặt : Chính-Trị, Quân-Sự và Kinh-Tế.
TÁC-GIẢ
***
Nói tóm lại giữa lúc người Việt-Nam không mấy để ý đến quần đảo Côn-Lôn, thì trái lại, trên hai trăm năm, hai đại cường quốc Âu-Châu là Anh và Pháp đã để ý một cách đặc biệt đến quần đảo này.
Anh quốc để ý đến quần đảo Côn-Lôn là vì cần phải bảo vệ sự phồn thịnh của Tân-Gia-Ba thuộc Anh bằng cách chiếm quần đảo này, để nó khỏi rơi vào tay một cường quốc khác như Pháp, chẳng hạn, và có thể trở nên một hải cảng cạnh tranh với Tân-Gia-Ba được.
Lại nữa, con đường Tân-Gia-Ba đi Hương-Cảng cần được bảo vệ bằng cách chiếm quần đảo Côn-Lôn và cản ngăn không cho một cường quốc nào làm trở ngại sự đi lại trên con đường ấy.
Các lý do vừa kể trên đều ở trong phạm vi một chính sách bành trướng và bảo vệ đế quốc Anh trên khắp các mặt biển, giữa lúc mà trên các lục địa Âu-Châu, các cường quốc tranh giành nhau từng tấc đất. Sự chiếm các đảo Malte, Chypre ở Địa-Trung-Hải, đảo Cey-Lan (Tích-Lan) và nhiều đảo nhỏ ở Ấn-Độ-Dương và sau cùng Hương Cảng ở biển Trung Hoa đủ chứng minh cách liên tục và trường kỳ của chính sách ấy. Trong thời gian hằng mấy trăm năm, các Chính-Phủ kế tiếp nhau giữ chính quyền ở Anh đều đồng ý tiếp tục thi hành chương trình này. Vì lẽ đó mà trong hai thế kỷ vừa qua, thập bát và thập cửu thế kỷ và đầu thế kỷ thứ hai mươi, Anh Quốc đứng đầu trong số các đế quốc trên hoàn cầu. Khắp năm châu, không nơi nào mà không có thuộc địa, căn cứ, hải-cảng và thương điếm của Anh.
Về phần nước Pháp, nếu nước này đặc biệt để ý đến quần đảo Côn-Lôn là không ngoài ý định tìm những đất đai mới để bù lại sự mất về tay Anh quốc một vùng rất lớn ở Ấn-Độ, dưới chiêu bài là vùng ảnh hưởng của Đông-Ấn Công Ty Pháp. Việc xâm chiếm toàn cõi bán đảo Ấn-độ – China đã được để ý từ lâu và việc chiếm quần đảo Côn-Lôn thuộc về giai đoạn đầu của chương trình ấy.
Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy.
Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ, Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua trước kể từ Louis Thập lục trở về sau.
Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó đã bị coi là lỗi thời rồi.
Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua.
Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung (nước trái độn : Etat tampon).
Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước miền Đông-Nam-Á.
Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày 9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở một vùng rộng không quá 100 cây số vuông, đông không quá 2000 dân mà đã có liên tiếp ba cuộc đảo chánh và một cuộc xưng vương !
Trong giai đoạn lịch sử này quần đảo Côn-Lôn quả đã có tính cách hoàn toàn tiểu thuyết ! Mà thật thế. Những kép đóng vai trên sân khấu Côn-đảo thời ấy quả đã sống một đời sống mơ mộng và phiêu lưu từ lâu. Thất bại chua cay trên lục địa, họ bị đưa ra đây và cơ hội đã giúp họ thực hiện cái mộng đẹp của họ trong một thời gian mặc dầu là ngắn ngủi !
Rốt cuộc : những sự kiện lịch sử diễn ra trên quần đảo Côn-Lôn, tốt đẹp nên thơ cũng có mà bi đát đau thương cũng có, đã nhắc cho mọi người dân Việt nhớ rằng : quần đảo này rất quan trọng cho nước nhà về ba mặt : chính trị, quân sự và kinh tế, nhất là về phương diện đối ngoại.
Lại nữa, nó là một trong các địa điểm của non sông đất nước, được tẩm bằng máu, tô điểm bằng xương của ức vạn chiến sĩ ưu tú Việt !
Viết xong tại Saigon, ngày 3-5-1961.
Tại sao đảo Côn-Lôn hay là Côn-Lôn tượng-trưng cho toàn thể quần đảo tuy là không lớn hơn đảo Phú-Quốc, lại được Pháp-Quốc đặc biệt chú ý ?
Tại sao trong Hòa ước 5-6-1862 Triều-đình Huế nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên-Hòa, Gia-Định, Định-Tường của Nam-Kỳ Lục-tỉnh mà không thấy nói đến Quần-đảo Côn-Lôn ?
Đó là những câu mà bất cứ một độc giả nào của quyển Việt-Sử đều tự hỏi.
Các thắc mắc ấy sẽ lần lượt được giãi bầy trong quyển sách « Côn-Lôn Sử-Lược » này để giúp độc giả biết thêm những chi tiết của một giai đoạn lịch-sử nước nhà và đồng thời nhận thức rõ rệt tính cách quan trọng của Quần đảo Côn-Lôn về ba mặt : Chính-Trị, Quân-Sự và Kinh-Tế.
TÁC-GIẢ
***
Nói tóm lại giữa lúc người Việt-Nam không mấy để ý đến quần đảo Côn-Lôn, thì trái lại, trên hai trăm năm, hai đại cường quốc Âu-Châu là Anh và Pháp đã để ý một cách đặc biệt đến quần đảo này.
Anh quốc để ý đến quần đảo Côn-Lôn là vì cần phải bảo vệ sự phồn thịnh của Tân-Gia-Ba thuộc Anh bằng cách chiếm quần đảo này, để nó khỏi rơi vào tay một cường quốc khác như Pháp, chẳng hạn, và có thể trở nên một hải cảng cạnh tranh với Tân-Gia-Ba được.
Lại nữa, con đường Tân-Gia-Ba đi Hương-Cảng cần được bảo vệ bằng cách chiếm quần đảo Côn-Lôn và cản ngăn không cho một cường quốc nào làm trở ngại sự đi lại trên con đường ấy.
Các lý do vừa kể trên đều ở trong phạm vi một chính sách bành trướng và bảo vệ đế quốc Anh trên khắp các mặt biển, giữa lúc mà trên các lục địa Âu-Châu, các cường quốc tranh giành nhau từng tấc đất. Sự chiếm các đảo Malte, Chypre ở Địa-Trung-Hải, đảo Cey-Lan (Tích-Lan) và nhiều đảo nhỏ ở Ấn-Độ-Dương và sau cùng Hương Cảng ở biển Trung Hoa đủ chứng minh cách liên tục và trường kỳ của chính sách ấy. Trong thời gian hằng mấy trăm năm, các Chính-Phủ kế tiếp nhau giữ chính quyền ở Anh đều đồng ý tiếp tục thi hành chương trình này. Vì lẽ đó mà trong hai thế kỷ vừa qua, thập bát và thập cửu thế kỷ và đầu thế kỷ thứ hai mươi, Anh Quốc đứng đầu trong số các đế quốc trên hoàn cầu. Khắp năm châu, không nơi nào mà không có thuộc địa, căn cứ, hải-cảng và thương điếm của Anh.
Về phần nước Pháp, nếu nước này đặc biệt để ý đến quần đảo Côn-Lôn là không ngoài ý định tìm những đất đai mới để bù lại sự mất về tay Anh quốc một vùng rất lớn ở Ấn-Độ, dưới chiêu bài là vùng ảnh hưởng của Đông-Ấn Công Ty Pháp. Việc xâm chiếm toàn cõi bán đảo Ấn-độ – China đã được để ý từ lâu và việc chiếm quần đảo Côn-Lôn thuộc về giai đoạn đầu của chương trình ấy.
Quần đảo Côn-Lôn một khi đã thuộc Pháp, sẽ là một đầu cầu cần thiết cho sự tấn công bán đảo nói trên sau này. Quan niệm ấy đã được thực hiện ngay khi đức cha Bá Đa Lộc đã dùng quần đảo Côn-Lôn làm nơi tập trung các lực lượng hải và lục quân để giúp chúa Nguyễn Ánh trên lục địa. Lại nữa, muốn làm chủ vĩnh viễn Nam Kỳ lục tỉnh và gián tiếp chi phối nền độc-lập của hai nước Lục Chân Lạp (Cambodge) và Ai Lao (Laos) thì Pháp trước phải chiếm quần đảo Côn-Lôn, pháo đài tiền tuyến của các xứ ấy.
Vì vậy trước khi cử binh vào chiếm ba tỉnh phía đông của Nam Kỳ, Pháp đã chiếm trước quần đảo Côn-Lôn để thực hành ý định của Hoàng-đế Nã Phá Luân Đệ Tam (Napoléon III). Sự thực, đó là ý định của các triều vua trước kể từ Louis Thập lục trở về sau.
Sau khi Pháp đã chiếm quần đảo Côn-Lôn, Chánh Phủ Anh toan phản đối cho rằng việc ấy không đúng với công pháp quốc-tế là vì Hòa Ước Versailles 1787 đã không được đem ra thi hành ngay lúc đầu và như thế nó đã bị coi là lỗi thời rồi.
Nhưng sau khi Pháp chiếm ba tỉnh phía đông Nam Kỳ và ký với Triều Đình Huế Hòa Ước 5-6-1862 thì Anh không còn nghĩ đến chuyện phản kháng Pháp nữa. Dù sao Anh cũng đã để cho Pháp tự rửa mặt lấy với Năm Châu thế giới sau khi đã thất bại nặng nề trong trận giặc 7 năm vừa qua.
Giữa Ấn-Độ, Miến Điện và Mã Lai thuộc Anh và bán đảo Ấn-Độ Chi-na, nước Xiêm đã được Anh-Pháp để yên để đóng vai nước hoãn xung (nước trái độn : Etat tampon).
Sự quan trọng của quần đảo Côn-Lôn một lần nữa đã được làm nổi bật lên là khi quân đội Nhật biến đảo Côn-Lôn thành một quân cảng vừa cho Hải quân vừa cho Không quân Nhật trong những cuộc tấn công các nước miền Đông-Nam-Á.
Trong giai đoạn lịch sử khởi đầu từ cuộc đảo chính Nhật tại đảo ngày 9-3-1945 đến năm 1947 là ngày mà chính quyền Pháp được tái lập trên quần đảo, có lắm chuyện làm cho độc giả cười ra nước mắt. Không ai ngờ rằng ở một vùng rộng không quá 100 cây số vuông, đông không quá 2000 dân mà đã có liên tiếp ba cuộc đảo chánh và một cuộc xưng vương !
Trong giai đoạn lịch sử này quần đảo Côn-Lôn quả đã có tính cách hoàn toàn tiểu thuyết ! Mà thật thế. Những kép đóng vai trên sân khấu Côn-đảo thời ấy quả đã sống một đời sống mơ mộng và phiêu lưu từ lâu. Thất bại chua cay trên lục địa, họ bị đưa ra đây và cơ hội đã giúp họ thực hiện cái mộng đẹp của họ trong một thời gian mặc dầu là ngắn ngủi !
Rốt cuộc : những sự kiện lịch sử diễn ra trên quần đảo Côn-Lôn, tốt đẹp nên thơ cũng có mà bi đát đau thương cũng có, đã nhắc cho mọi người dân Việt nhớ rằng : quần đảo này rất quan trọng cho nước nhà về ba mặt : chính trị, quân sự và kinh tế, nhất là về phương diện đối ngoại.
Lại nữa, nó là một trong các địa điểm của non sông đất nước, được tẩm bằng máu, tô điểm bằng xương của ức vạn chiến sĩ ưu tú Việt !
Viết xong tại Saigon, ngày 3-5-1961.