Văn hóa Việt Nam với Đông Nam Á

Tác giả : Nguyễn Đăng Thục
  • Lượt đọc : 1.013
  • Kích thước : 0.97 MB
  • Số trang : 183
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 689
  • Số lượt xem : 4.356
  • Đọc trên điện thoại :
Có dư luận cho rằng rồi đây một thị trường chung sẽ phải thành hình cho khu vực Đông nam Á Châu. Sự liên kết kinh tế sẽ cho phép mỗi quốc gia trong khu vực thêm nhiều may mắn tự tồn và phát huy. Một ý kiến đẹp cần được đón nhận và nghiên cứu.

Nhưng trên bình diện quốc tế, tổ chức chính trị, kinh tế, quân sự, tự bản chất mang nhiều mâu thuẫn, nhiều dị biệt nội tại, và thường do nhu cầu tương đối nhất thời đòi hỏi tạo ra, nên không đủ đảm bảo cho sự liên kết lâu dài mong muốn.

Cuốn « Văn Hóa Việt Nam với Đông Nam Á » nhằm một tham vọng nhỏ :

nghiên cứu và trình bày đại cương một vài dữ kiện địa lý, nhân chủng, lịch sử, kinh tế nhất là triết lý và tôn giáo, đã cùng chung đúc nên đặc tính con người Đông Nam Á nói chung. Để chứng tỏ rằng, khu vực này, tự ngàn xưa vốn có những điểm đồng quy nhất là trong ngoại phát của tinh thần xử thế tiếp vật.

góp phần gây một ý thức mãnh liệt về tầm quan trọng của thực chất văn hóa và vai trò quyết định của nó trong cuộc tranh đấu không ngừng của mỗi quốc gia qua các thời đại.

Đúng theo nguyên tắc quá khứ đảm bảo tương lai, mọi dự tính tương tự như một thị trường chung cho Đông Nam Á, đều phải xây dựng trên những yếu tố căn bản văn hóa, vốn đã là mối giây thông cảm và liên lạc cho khu vực từ nhiều thế kỷ.

Tác giả cũng muốn phát biểu ý kiến rằng, mọi đề nghị nhằm đoàn kết các dân tộc thuộc khu vực để bảo tồn và tô điểm cho tinh thần văn hóa truyền thống, chống lại hăm dọa của mọi trào lưu khuynh đảo bất cứ từ đâu tới, sẽ gặp ở dân tộc Việt Nam một niềm hân hoan đón tiếp và nhiệt tình cộng tác. Người Việt Nam vốn có tâm hồn dung hợp, và sống trong mối tình lân bang kính trọng tư tưởng và tập quán người khác. Người Việt Nam chỉ có một tự hào và một sinh lực : đồng hóa tinh hoa văn hóa các dân tộc bạn.



Giáo sư Nguyễn đăng Thục có đầy đủ thẩm quyền để hầu chuyện văn hóa với đồng bào trong nước cũng như các bậc thức giả miền Đông Nam Á. Uy tín của Ông trong nhiều năm tháng trao đổi ý kiến với đồng bào cũng như trong những cuộc xuất ngoại để hội ý với các nhân vật ở Ấn độ, Tích lan, Đài loan, Nhật bản, Miến điện v.v… chứng thực điều đó.

Viết mấy giòng thô thiển này, tôi không dám đề tựa hay giới thiệu một nhà văn hóa độc giả đã biết, mà chỉ để cảm thông với tác giả và Quí vị đọc cuốn sách này.

Thuộc bộ sách