Chuyện kể về nghĩa quân Đội Cấn và khởi nghĩa Thái Nguyên vào những năm đầu thế kỉ 20.
Đội Cấn, hay Ông Đội Cấn (1881 - 11 tháng 1 năm 1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn, một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917. Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881, người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội Cấn.
Đội Cấn và các chiến hữu đã làm chủ Thái Nguyên được 5 ngày. Sáng ngày 5 tháng 9 năm 1917, nhà cầm quyền Pháp điều 2 ngàn quân lên Thái Nguyên đàn áp. Ngay từ trong những phút đầu Lương Ngọc Quyến bị tử thương do bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu (có tài liệu chép ông tự sát vì bị giam giữ quá lâu nên không thể vận động và không muốn ảnh hưởng đến việc rút quân). Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân đành phải rút quân ra ngoài thị xã trong đêm đó, rút về vùng núi Tam Đảo, giáp Vĩnh Yên, xây dựng căn cứ chống giữ.
Đội Cấn và nghĩa quân cầm cự được hơn 5 tháng. Ngày 11 tháng 1 năm 1918, trong một cuộc phản kích quân Pháp tấn công lên căn cứ tại núi Pháo, nay thuộc huyện Đại Từ, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, bản thân Đội Cấn bị thương nặng. Để không rơi vào quân Pháp, ông đã tự bắn vào bụng tự sát.
Đội Cấn, hay Ông Đội Cấn (1881 - 11 tháng 1 năm 1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn, một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917. Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881, người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội Cấn.
Đội Cấn và các chiến hữu đã làm chủ Thái Nguyên được 5 ngày. Sáng ngày 5 tháng 9 năm 1917, nhà cầm quyền Pháp điều 2 ngàn quân lên Thái Nguyên đàn áp. Ngay từ trong những phút đầu Lương Ngọc Quyến bị tử thương do bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu (có tài liệu chép ông tự sát vì bị giam giữ quá lâu nên không thể vận động và không muốn ảnh hưởng đến việc rút quân). Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân đành phải rút quân ra ngoài thị xã trong đêm đó, rút về vùng núi Tam Đảo, giáp Vĩnh Yên, xây dựng căn cứ chống giữ.
Đội Cấn và nghĩa quân cầm cự được hơn 5 tháng. Ngày 11 tháng 1 năm 1918, trong một cuộc phản kích quân Pháp tấn công lên căn cứ tại núi Pháo, nay thuộc huyện Đại Từ, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, bản thân Đội Cấn bị thương nặng. Để không rơi vào quân Pháp, ông đã tự bắn vào bụng tự sát.