Anatoly Georgyevich Alexin (tên thật là Goberman) sinh năm 1924 tại Moskva. Ông làm thơ đăng báo từ thuở bé, trải qua những năm Chiến tranh Vệ quốc chống phát xít trên công trường xây dựng ở ngoại ô thành phố Moskva và làm biên tập báo địa phương ở Ural, tốt nghiệp ngành Ấn Độ học tại Viện Đông phương học Moskva vào năm 1950. Năm 1950 cũng là năm Alexin cho ra mắt tập truyện đầu tay Ba mươi mốt ngày. Tập truyện được đón nhận tích cực và những tác phẩm tiếp sau đó, như Sasha và Shura(1956), Những cuộc phiêu lưu lạ thường của Seva Kotlov (1958), Tầng bảy đang phát thanh (1959), Kolia viết cho Olia, Olia viết cho Kolia (1965), Anh trai tôi chơi kèn clarinet (1968), Đứa con muộn (1976), Người thứ ba ở hàng thứ năm (1977), Evdokina dở hơi (1978), Những người phát tín hiệu và thổi kèn hiệu (1985)… đã đem lại cho ông danh hiệu “nhà văn của tuổi trẻ”.
Alexin chủ yếu viết về lứa tuổi thiếu niên, về những cuộc đụng độ của họ với thế giới người lớn. Đó là những bức tranh cuộc sống thường nhật trong gia đình, trường học – những chốn thân quen gần gũi nơi các cô bé, cậu bé trải qua những thử thách đầu tiên của cuộc đời để lớn lên thành người. Đó cũng là những bức chân dung của thế hệ trẻ, cũng như của người Xô Viết nói chung các thập niên 1950 – 1980. Không ít sắc thái tươi sáng lãng mạn, lý tưởng, đồng thời có cả những gam màu tối dự báo về sự tha hóa đạo đức. Những câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng đầy kịch tính, những miêu tả tinh tế về đời sống sinh hoạt cũng như tâm lý con người thời đại đã khiến tác phẩm của Alexin trở thành các bài học đạo lý sâu sắc không chỉ dành riêng cho trẻ em, mà cả cho người lớn.
Alexin còn viết tiểu thuyết và kịch. Nhiều kịch bản phim được chính ông chuyển thể từ các truyện vừa và truyện ngắn của mình.
Alexin nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có bốn lần được trao Giải thưởng Nhà nước của Liên Xô và của Liên bang Nga. Ông được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô năm 1982. Năm 1993, ông rời Nga đến Israel định cư vì lý do sức khỏe, và từ năm 2011 sống ở Luxembourg cùng gia đình con gái. Tuy nhiên, nhà văn từng nói với báo chí: “Trái tim tôi nằm ở Moskva, tôi là nhà văn Nga…”
Ngày 1 tháng 5 năm 2017, Alexin ra đi ở tuổi 93 và được đưa về quê hương chôn cất. Trái tim nhà văn Nga sẽ mãi mãi nằm lại ở Moskva đúng như di nguyện của ông.
Người dịch
***
Anh trai tôi chơi kèn Clarinet
Ngày 21 tháng Mười Hai
Hầu như tất cả bọn con gái trong lớp tôi đều viết nhật ký. Bọn nó viết trong đó đủ thứ vớ vẩn. Chẳng hạn: “Vasia hôm nay hỏi mượn mình quyển vở Hình học. Hỏi một cách kín đáo và rất khẽ, để không ai nghe thấy. Để làm gì? Tại sao cậu ấy lại bí mật và hồi hộp như thế? Đã nửa đêm rồi, nhưng mình cứ nghĩ mãi về chuyện này và đến tận sáng vẫn không ngủ được”.
Vasia chỉ đơn giản muốn chép bài tập về nhà môn Hình học mà thôi. Đúng là như thế, bởi cậu ta cũng đã chép của tôi. “Khẽ khàng, kín đáo!...” – Thử hỏi ai lại làm chuyện đó một cách ồn ào? “Hồi hộp!” – Làm sao mà thằng Vasia không hồi hộp được! Bọn con gái luôn thích gán cho những hành vi bình thường nhất của bọn con trai ý nghĩa đặc biệt nào đó.
Tôi cũng là một cô bé, nhưng tôi hiểu là nhật ký phải được viết bởi những người xuất chúng. Không, tôi không nghĩ đó là tôi. Nhưng tôi có một người anh, anh ấy đang học năm thứ hai ở nhạc viện. Anh ấy sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại. Điều này là chắc chắn. Tôi không hoài nghi về việc đó! Và qua nhật ký của tôi, người ta sẽ biết anh ấy hồi thơ ấu như thế nào.
Anh trai tôi chơi kèn clarinet. Tại sao lại không chơi vĩ cầm, hay dương cầm, như ông nội mong muốn. Ông nội mất khi tôi mới hai tuổi. Còn anh Leva lớn hơn tôi những năm tuổi, và ông nội đã bắt đầu dạy nhạc cho anh ấy.
Từ nhiều năm tôi đã nghe nói, rằng ông nội tôi “chơi nhạc ở phoi-ơ[1]”. Tôi không biết “phoi-ơ” là gì, nhưng tôi thấy từ đó rất đẹp. “Phoi-ơ” – tôi phát âm rất rõ ràng. Nhưng khi lần đầu tiên vào rạp chiếu phim và nhìn thấy các nhạc công chơi đàn trong phoi-ơ, tôi thấy thương ông nội tội nghiệp của tôi lắm: Khán giả thì nói chuyện với nhau, nhai bánh kẹp, sột soạt giở báo, còn những nhạc công già trên sân khấu chơi một bản valse. Họ áp cằm vào đàn và nhắm mắt: Có thể là vì say mê, nhưng cũng có thể để không nhìn thấy các khán giả nhai bánh kẹp.
Anh trai tôi sẽ không chơi nhạc ở phoi-ơ! Anh ấy sẽ biểu diễn trong những hội trường nhạc thính phòng sang trọng. Bây giờ anh ấy đang chuẩn bị cho cuộc thi của các nhạc công trình diễn kèn hơi. Tôi thấy tiếc là clarinet lại bị gọi là kèn hơi. Khi tôi nghĩ đến kèn hơi, không biết sao lại lập tức nhớ đến các đám tang và đội kèn đồng đi theo sau quan tài. Lẽ ra kèn clarinet phải được gọi bằng một cái tên khác... Nhưng biết làm sao được!
Tôi học trung bình, nhưng điều này không có ý nghĩa gì cả. Tôi quyết định hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình không phải cho bản thân, mà là cho anh trai. Các em gái của vĩ nhân đều như thế. Họ thậm chí còn không lấy chồng. Và tôi cũng không lấy chồng. Không đời nào! Không bao giờ!... Đúng thế đấy. Leva cũng biết về điều này. Ban đầu anh ấy phản đối, nhưng sau đó đã đồng tình.
Chúng tôi đã thỏa thuận, rằng khác với tôi, bản thân Leva thì phải có quyền cho cuộc sống riêng của mình, nhưng chỉ khi đã đạt được những thành tựu âm nhạc lớn. Bởi Leva sẽ phải thuộc về nghệ thuật một cách trọn vẹn. Anh ấy sẽ không có thời gian cho những công việc và mối quan tâm bình thường của con người. Mọi thứ đó sẽ do tôi đảm nhiệm. Thực ra tôi từ chối cuộc sống riêng của mình là vì anh trai! Và vì thế những điểm Ba[2] của tôi chẳng có nghĩa lý gì cả. Tiếc là bố và mẹ lại chẳng hiểu điều đó.
– Con sắp đặt cũng không tồi. – Mẹ nói – Nghĩa là, Leva sẽ học, từ sáng đến tối chơi clarinet, tu dưỡng, chuẩn bị cho các kỳ thi, còn con sẽ dâng hiến cả cuộc đời mình cho anh con. Con thật toàn có ý nghĩ điên rồ!
– Thế có nghĩa em gái của Chekhov cũng là điên rồ sao? – Tôi vặc lại.
– Thôi… đủ rồi đấy!
Mẹ ngán ngẩm khoát tay. Khi không nói gì được nữa, thì dễ hơn cả là khoát tay. Nói chung, bản thân tôi cũng có lỗi: Không nên quá cởi mở với cha mẹ mình – họ nhất định sẽ lợi dụng sự cởi mở đó để chống lại mình.
Nhưng rồi khi nào người ta viết sách về Leva, những đoạn nhật ký của tôi sẽ được đưa vào trong đó. Cách đây không lâu tôi có đọc một cuốn sách viết về một nhà thơ vĩ đại. “Em gái nhà thơ” – dưới một bức ảnh có ghi như thế. Còn dưới ảnh của tôi người ta sẽ viết: “Em gái của nghệ sĩ kèn clarinet”. Hay thế này thì hơn: “Em gái của nhạc sĩ”. Đó sẽ là phần thưởng khiêm tốn dành cho tôi.
Đấy, vì sao mà tôi viết nhật ký.
– Bố chưa bao giờ nghe nói đến cái nghề như vậy: Nghề em gái của nghệ sĩ clarinet! – Có lần bố tôi nói với tôi. Chao, cả ông cũng không phải lúc nào cũng hiểu tôi.
Thật không may là chẳng phải ai cũng biết clarinet là nhạc cụ quan trọng như thế nào. Chính nó khởi đầu cho bản giao hưởng số năm của Tchaikovsky. Chẳng lẽ nhiều người biết chuyện đó sao? “Nhân vật không nổi bật của dàn nhạc” – Leva nói như thế về clarinet. Anh ấy thậm chí còn mừng vui vì clarinet là nhạc cụ “không nổi bật”. Cả anh ấy nữa, có lẽ cũng muốn không nổi bật. Tính anh ấy thế. Nhưng tôi không để chuyện đó xảy ra!
Mùa hè, cả nhà tôi vang lừng tiếng kèn clarinet. Nhưng nhiều người không biết những âm thanh đó phát ra từ cửa sổ nhà ai. Tôi giải thích rằng đó là anh trai tôi chơi kèn. Thậm chí khi trời lạnh tôi cũng mở toang cửa sổ để mọi người không quên tiếng kèn clarinet của anh Leva.
Tôi kể cho tất cả hàng xóm rằng Leva đang chuẩn bị cho cuộc thi âm nhạc. Cứ mặc mọi người bảo tôi không khiêm tốn: Tôi sẵn sàng chịu mọi đau khổ vì anh trai mình! Nói chung, từ lâu tôi đã quyết định viết nhật ký. Nhưng tôi không muốn bắt đầu nó một cách đơn giản, mà phải bắt đầu từ một ngày trọng đại nào đó. Và ngày hôm đó đã đến!
Hôm nay, trước khi hồi chuông đầu tiên đổ, anh học sinh lớp Mười Robert, có biệt danh là “Robert – nhà tổ chức” túm lấy tôi ở chỗ gửi áo khoác. Tác phong của anh ấy là thế, không chặn lại, không nắm lấy tay ai anh ấy đang cần gặp, mà là túm lấy. Túm lấy bất cứ chỗ nào lọt vào tay anh ấy: tay, vai, thậm chí là cổ. Bạn tưởng tượng được không? Anh ấy túm lấy tay áo tôi.
– Em thu xếp mời anh em nhé? Cho buổi dạ hội của học sinh năm cuối!
Robert chỉ nói được câu đầu là bình thường, theo cách của con người, còn sau đó anh ta chẳng còn thời gian để giãi bày. Anh bắt đầu nói liến thoắng, bỏ qua cả các động từ, cứ như đang đọc điện tín vậy.
– Dạ hội mừng năm mới! Phần một – thơ và nhạc cổ điển. Phần hai – Jazz và khiêu vũ. Ta không có nhạc cổ điển. Mọi hy vọng trông vào anh trai của em.
Tôi lập tức hình dung, rằng trong đời sẽ không có thêm một cơ hội tuyệt vời như thế để có thể vinh danh khắp trường. Tôi không thể đi báo cho mọi người rằng anh trai tôi học ở nhạc viện, nhưng bây giờ thì mọi người đều lập tức biết ngay! Tuy nhiên, tôi quyết định làm khó Robert một tí, để anh ta không nghĩ rằng có thể có được anh tôi một cách dễ dàng như thế.
– Anh biết không? – Tôi bắt đầu – Anh em đang chuẩn bị cho cuộc thi dành cho các nhạc sĩ trình diễn…
Tôi bỏ qua các từ “nhạc cụ bộ hơi”.
– Dạ hội dành cho học sinh lớp cuối, chỉ cho lớp Mười thôi! – Robert nói – Em mới học lớp Bảy. Nhưng có hai vé cho em đây! Cho em và cho anh trai em. Em thu xếp được không?
Bọn bạn gái của tôi sẽ thế nào khi chúng nó biết tôi được mời đến dự dạ hội của học sinh lớp cuối? Điều mà chúng nó chỉ có nằm mơ! Một giấc mơ hạnh phúc nhất!...
Alexin chủ yếu viết về lứa tuổi thiếu niên, về những cuộc đụng độ của họ với thế giới người lớn. Đó là những bức tranh cuộc sống thường nhật trong gia đình, trường học – những chốn thân quen gần gũi nơi các cô bé, cậu bé trải qua những thử thách đầu tiên của cuộc đời để lớn lên thành người. Đó cũng là những bức chân dung của thế hệ trẻ, cũng như của người Xô Viết nói chung các thập niên 1950 – 1980. Không ít sắc thái tươi sáng lãng mạn, lý tưởng, đồng thời có cả những gam màu tối dự báo về sự tha hóa đạo đức. Những câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng đầy kịch tính, những miêu tả tinh tế về đời sống sinh hoạt cũng như tâm lý con người thời đại đã khiến tác phẩm của Alexin trở thành các bài học đạo lý sâu sắc không chỉ dành riêng cho trẻ em, mà cả cho người lớn.
Alexin còn viết tiểu thuyết và kịch. Nhiều kịch bản phim được chính ông chuyển thể từ các truyện vừa và truyện ngắn của mình.
Alexin nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có bốn lần được trao Giải thưởng Nhà nước của Liên Xô và của Liên bang Nga. Ông được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô năm 1982. Năm 1993, ông rời Nga đến Israel định cư vì lý do sức khỏe, và từ năm 2011 sống ở Luxembourg cùng gia đình con gái. Tuy nhiên, nhà văn từng nói với báo chí: “Trái tim tôi nằm ở Moskva, tôi là nhà văn Nga…”
Ngày 1 tháng 5 năm 2017, Alexin ra đi ở tuổi 93 và được đưa về quê hương chôn cất. Trái tim nhà văn Nga sẽ mãi mãi nằm lại ở Moskva đúng như di nguyện của ông.
Người dịch
***
Anh trai tôi chơi kèn Clarinet
Ngày 21 tháng Mười Hai
Hầu như tất cả bọn con gái trong lớp tôi đều viết nhật ký. Bọn nó viết trong đó đủ thứ vớ vẩn. Chẳng hạn: “Vasia hôm nay hỏi mượn mình quyển vở Hình học. Hỏi một cách kín đáo và rất khẽ, để không ai nghe thấy. Để làm gì? Tại sao cậu ấy lại bí mật và hồi hộp như thế? Đã nửa đêm rồi, nhưng mình cứ nghĩ mãi về chuyện này và đến tận sáng vẫn không ngủ được”.
Vasia chỉ đơn giản muốn chép bài tập về nhà môn Hình học mà thôi. Đúng là như thế, bởi cậu ta cũng đã chép của tôi. “Khẽ khàng, kín đáo!...” – Thử hỏi ai lại làm chuyện đó một cách ồn ào? “Hồi hộp!” – Làm sao mà thằng Vasia không hồi hộp được! Bọn con gái luôn thích gán cho những hành vi bình thường nhất của bọn con trai ý nghĩa đặc biệt nào đó.
Tôi cũng là một cô bé, nhưng tôi hiểu là nhật ký phải được viết bởi những người xuất chúng. Không, tôi không nghĩ đó là tôi. Nhưng tôi có một người anh, anh ấy đang học năm thứ hai ở nhạc viện. Anh ấy sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại. Điều này là chắc chắn. Tôi không hoài nghi về việc đó! Và qua nhật ký của tôi, người ta sẽ biết anh ấy hồi thơ ấu như thế nào.
Anh trai tôi chơi kèn clarinet. Tại sao lại không chơi vĩ cầm, hay dương cầm, như ông nội mong muốn. Ông nội mất khi tôi mới hai tuổi. Còn anh Leva lớn hơn tôi những năm tuổi, và ông nội đã bắt đầu dạy nhạc cho anh ấy.
Từ nhiều năm tôi đã nghe nói, rằng ông nội tôi “chơi nhạc ở phoi-ơ[1]”. Tôi không biết “phoi-ơ” là gì, nhưng tôi thấy từ đó rất đẹp. “Phoi-ơ” – tôi phát âm rất rõ ràng. Nhưng khi lần đầu tiên vào rạp chiếu phim và nhìn thấy các nhạc công chơi đàn trong phoi-ơ, tôi thấy thương ông nội tội nghiệp của tôi lắm: Khán giả thì nói chuyện với nhau, nhai bánh kẹp, sột soạt giở báo, còn những nhạc công già trên sân khấu chơi một bản valse. Họ áp cằm vào đàn và nhắm mắt: Có thể là vì say mê, nhưng cũng có thể để không nhìn thấy các khán giả nhai bánh kẹp.
Anh trai tôi sẽ không chơi nhạc ở phoi-ơ! Anh ấy sẽ biểu diễn trong những hội trường nhạc thính phòng sang trọng. Bây giờ anh ấy đang chuẩn bị cho cuộc thi của các nhạc công trình diễn kèn hơi. Tôi thấy tiếc là clarinet lại bị gọi là kèn hơi. Khi tôi nghĩ đến kèn hơi, không biết sao lại lập tức nhớ đến các đám tang và đội kèn đồng đi theo sau quan tài. Lẽ ra kèn clarinet phải được gọi bằng một cái tên khác... Nhưng biết làm sao được!
Tôi học trung bình, nhưng điều này không có ý nghĩa gì cả. Tôi quyết định hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình không phải cho bản thân, mà là cho anh trai. Các em gái của vĩ nhân đều như thế. Họ thậm chí còn không lấy chồng. Và tôi cũng không lấy chồng. Không đời nào! Không bao giờ!... Đúng thế đấy. Leva cũng biết về điều này. Ban đầu anh ấy phản đối, nhưng sau đó đã đồng tình.
Chúng tôi đã thỏa thuận, rằng khác với tôi, bản thân Leva thì phải có quyền cho cuộc sống riêng của mình, nhưng chỉ khi đã đạt được những thành tựu âm nhạc lớn. Bởi Leva sẽ phải thuộc về nghệ thuật một cách trọn vẹn. Anh ấy sẽ không có thời gian cho những công việc và mối quan tâm bình thường của con người. Mọi thứ đó sẽ do tôi đảm nhiệm. Thực ra tôi từ chối cuộc sống riêng của mình là vì anh trai! Và vì thế những điểm Ba[2] của tôi chẳng có nghĩa lý gì cả. Tiếc là bố và mẹ lại chẳng hiểu điều đó.
– Con sắp đặt cũng không tồi. – Mẹ nói – Nghĩa là, Leva sẽ học, từ sáng đến tối chơi clarinet, tu dưỡng, chuẩn bị cho các kỳ thi, còn con sẽ dâng hiến cả cuộc đời mình cho anh con. Con thật toàn có ý nghĩ điên rồ!
– Thế có nghĩa em gái của Chekhov cũng là điên rồ sao? – Tôi vặc lại.
– Thôi… đủ rồi đấy!
Mẹ ngán ngẩm khoát tay. Khi không nói gì được nữa, thì dễ hơn cả là khoát tay. Nói chung, bản thân tôi cũng có lỗi: Không nên quá cởi mở với cha mẹ mình – họ nhất định sẽ lợi dụng sự cởi mở đó để chống lại mình.
Nhưng rồi khi nào người ta viết sách về Leva, những đoạn nhật ký của tôi sẽ được đưa vào trong đó. Cách đây không lâu tôi có đọc một cuốn sách viết về một nhà thơ vĩ đại. “Em gái nhà thơ” – dưới một bức ảnh có ghi như thế. Còn dưới ảnh của tôi người ta sẽ viết: “Em gái của nghệ sĩ kèn clarinet”. Hay thế này thì hơn: “Em gái của nhạc sĩ”. Đó sẽ là phần thưởng khiêm tốn dành cho tôi.
Đấy, vì sao mà tôi viết nhật ký.
– Bố chưa bao giờ nghe nói đến cái nghề như vậy: Nghề em gái của nghệ sĩ clarinet! – Có lần bố tôi nói với tôi. Chao, cả ông cũng không phải lúc nào cũng hiểu tôi.
Thật không may là chẳng phải ai cũng biết clarinet là nhạc cụ quan trọng như thế nào. Chính nó khởi đầu cho bản giao hưởng số năm của Tchaikovsky. Chẳng lẽ nhiều người biết chuyện đó sao? “Nhân vật không nổi bật của dàn nhạc” – Leva nói như thế về clarinet. Anh ấy thậm chí còn mừng vui vì clarinet là nhạc cụ “không nổi bật”. Cả anh ấy nữa, có lẽ cũng muốn không nổi bật. Tính anh ấy thế. Nhưng tôi không để chuyện đó xảy ra!
Mùa hè, cả nhà tôi vang lừng tiếng kèn clarinet. Nhưng nhiều người không biết những âm thanh đó phát ra từ cửa sổ nhà ai. Tôi giải thích rằng đó là anh trai tôi chơi kèn. Thậm chí khi trời lạnh tôi cũng mở toang cửa sổ để mọi người không quên tiếng kèn clarinet của anh Leva.
Tôi kể cho tất cả hàng xóm rằng Leva đang chuẩn bị cho cuộc thi âm nhạc. Cứ mặc mọi người bảo tôi không khiêm tốn: Tôi sẵn sàng chịu mọi đau khổ vì anh trai mình! Nói chung, từ lâu tôi đã quyết định viết nhật ký. Nhưng tôi không muốn bắt đầu nó một cách đơn giản, mà phải bắt đầu từ một ngày trọng đại nào đó. Và ngày hôm đó đã đến!
Hôm nay, trước khi hồi chuông đầu tiên đổ, anh học sinh lớp Mười Robert, có biệt danh là “Robert – nhà tổ chức” túm lấy tôi ở chỗ gửi áo khoác. Tác phong của anh ấy là thế, không chặn lại, không nắm lấy tay ai anh ấy đang cần gặp, mà là túm lấy. Túm lấy bất cứ chỗ nào lọt vào tay anh ấy: tay, vai, thậm chí là cổ. Bạn tưởng tượng được không? Anh ấy túm lấy tay áo tôi.
– Em thu xếp mời anh em nhé? Cho buổi dạ hội của học sinh năm cuối!
Robert chỉ nói được câu đầu là bình thường, theo cách của con người, còn sau đó anh ta chẳng còn thời gian để giãi bày. Anh bắt đầu nói liến thoắng, bỏ qua cả các động từ, cứ như đang đọc điện tín vậy.
– Dạ hội mừng năm mới! Phần một – thơ và nhạc cổ điển. Phần hai – Jazz và khiêu vũ. Ta không có nhạc cổ điển. Mọi hy vọng trông vào anh trai của em.
Tôi lập tức hình dung, rằng trong đời sẽ không có thêm một cơ hội tuyệt vời như thế để có thể vinh danh khắp trường. Tôi không thể đi báo cho mọi người rằng anh trai tôi học ở nhạc viện, nhưng bây giờ thì mọi người đều lập tức biết ngay! Tuy nhiên, tôi quyết định làm khó Robert một tí, để anh ta không nghĩ rằng có thể có được anh tôi một cách dễ dàng như thế.
– Anh biết không? – Tôi bắt đầu – Anh em đang chuẩn bị cho cuộc thi dành cho các nhạc sĩ trình diễn…
Tôi bỏ qua các từ “nhạc cụ bộ hơi”.
– Dạ hội dành cho học sinh lớp cuối, chỉ cho lớp Mười thôi! – Robert nói – Em mới học lớp Bảy. Nhưng có hai vé cho em đây! Cho em và cho anh trai em. Em thu xếp được không?
Bọn bạn gái của tôi sẽ thế nào khi chúng nó biết tôi được mời đến dự dạ hội của học sinh lớp cuối? Điều mà chúng nó chỉ có nằm mơ! Một giấc mơ hạnh phúc nhất!...