Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiệm vụ trọng tâm của toàn dân ta là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta biết rằng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không phải là mục đích tự thân, mà là một phương thức có tính phổ biến để thực hiện mục tiêu của mỗi nước. Với chúng ta, mục tiêu phấn đấu là, trong khoảng vài ba thập kỷ tới, Việt Nam phải trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta tiến triển trước bối cảnh xu thế toàn cầu hóa về nhiều mặt đang gia tăng. Xu thế đó là khách quan, chúng ta không thể tách mình ra khỏi dòng chảy toàn cầu hóa, mà phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Muốn vậy, trước hết vừa phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Vì thế, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII trình trước Đại hội IX đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là điều kiện hết sức quan trọng để chúng ta hội nhập mà không hòa tan, phát triển mà không phụ thuộc, hợp tác mà vẫn nâng cao được năng lực cạnh tranh.
Cần lưu ý rằng, khi thị trường mở rộng qua biên giới thì cùng với sự xâm nhập của hàng hóa từ nước này vào nước kia còn có sự “thẩm thấu” văn hóa. Trên bình diện quốc tế, việc trao đổi văn hóa thường thấy rõ nhất ở sự ăn uống, âm nhạc và các mốt quần áo. Những thiết bị, máy móc, lương thực, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế, hóa mỹ phẩm... đã cùng sách báo, phim ảnh, mốt thời trang, băng nhạc... Ồ ạt đổ vào các cửa hàng, các chợ, các trung tâm bán buôn và bán lẻ, các siêu thị. Một lối sống toàn cầu hình thành với tốc độ cực kỳ nhanh.
Trong sự buôn bán các sản phẩm văn hoá, những nước xuất khẩu văn hóa không chỉ thu được thặng dư lớn, mà quan trọng hơn, họ đã làm cho không ít quốc gia đã bị hòa vào lối sống của họ. Từ năm 1982, Jack Lang - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp - đã dùng thuật ngữ Chủ nghĩa đế quốc văn hóa để nói đến những nước xuất khẩu mạnh văn hóa sang nước khác.
Điều chúng tôi nêu trên đây không ngoài mục đích muốn khẳng định rằng, để trở thành chính mình, con người phải giữ được cá tính, còn dân tộc thì phải giữ được bản sắc văn hóa đã được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử. Không giữ được văn hóa sẽ không bảo vệ được độc lập dân tộc. Đó là ý nghĩa sống còn của việc duy trì, bảo tồn, truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì thế, khi được biết Tiến sĩ Phạm Hồng Quang đã biên soạn xong cuốn sách “Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm”, chúng tôi cho rằng, rất nên để bạn đọc làm quen với tác phẩm này. Tiến sĩ Phạm Hồng Quang tuy chỉ đặt vấn đề giáo dục văn hóa trong phạm vi hẹp, song những nội dung được đề cập đã cho người đọc một hướng suy nghĩ cần thiết: Nhà giáo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, duy trì và phát huy bản sắc của văn hóa truyền thống tốt đẹp đã hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mặc dù tác giả còn chưa làm phong phú nội dung ở mục này, chưa thật sâu sắc ở mục khác, song cuốn sách nhỏ của tác giả Phạm Hồng Quang đã góp một tiếng nói rất cần thiết cho việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với tư cách là một động lực phát triển xã hội ta trong giai đoạn toàn dân dốc sức thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Xin giới thiệu cuốn sách nhỏ này với các bạn đọc. Chắc rằng, ít nhiều nó cũng mang lại những thông tin bổ ích.
Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2002
GS. TS Phạm Tất Dong
Cần lưu ý rằng, khi thị trường mở rộng qua biên giới thì cùng với sự xâm nhập của hàng hóa từ nước này vào nước kia còn có sự “thẩm thấu” văn hóa. Trên bình diện quốc tế, việc trao đổi văn hóa thường thấy rõ nhất ở sự ăn uống, âm nhạc và các mốt quần áo. Những thiết bị, máy móc, lương thực, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế, hóa mỹ phẩm... đã cùng sách báo, phim ảnh, mốt thời trang, băng nhạc... Ồ ạt đổ vào các cửa hàng, các chợ, các trung tâm bán buôn và bán lẻ, các siêu thị. Một lối sống toàn cầu hình thành với tốc độ cực kỳ nhanh.
Trong sự buôn bán các sản phẩm văn hoá, những nước xuất khẩu văn hóa không chỉ thu được thặng dư lớn, mà quan trọng hơn, họ đã làm cho không ít quốc gia đã bị hòa vào lối sống của họ. Từ năm 1982, Jack Lang - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp - đã dùng thuật ngữ Chủ nghĩa đế quốc văn hóa để nói đến những nước xuất khẩu mạnh văn hóa sang nước khác.
Điều chúng tôi nêu trên đây không ngoài mục đích muốn khẳng định rằng, để trở thành chính mình, con người phải giữ được cá tính, còn dân tộc thì phải giữ được bản sắc văn hóa đã được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử. Không giữ được văn hóa sẽ không bảo vệ được độc lập dân tộc. Đó là ý nghĩa sống còn của việc duy trì, bảo tồn, truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì thế, khi được biết Tiến sĩ Phạm Hồng Quang đã biên soạn xong cuốn sách “Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm”, chúng tôi cho rằng, rất nên để bạn đọc làm quen với tác phẩm này. Tiến sĩ Phạm Hồng Quang tuy chỉ đặt vấn đề giáo dục văn hóa trong phạm vi hẹp, song những nội dung được đề cập đã cho người đọc một hướng suy nghĩ cần thiết: Nhà giáo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, duy trì và phát huy bản sắc của văn hóa truyền thống tốt đẹp đã hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mặc dù tác giả còn chưa làm phong phú nội dung ở mục này, chưa thật sâu sắc ở mục khác, song cuốn sách nhỏ của tác giả Phạm Hồng Quang đã góp một tiếng nói rất cần thiết cho việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với tư cách là một động lực phát triển xã hội ta trong giai đoạn toàn dân dốc sức thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Xin giới thiệu cuốn sách nhỏ này với các bạn đọc. Chắc rằng, ít nhiều nó cũng mang lại những thông tin bổ ích.
Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2002
GS. TS Phạm Tất Dong