Xoè Thái

Tác giả : Lâm Tô Lộc
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 29.17 MB
  • Số trang : 103
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 54
  • Số lượt xem : 835
  • Đọc trên điện thoại :
Dân tộc Thái rất tự hào về truyền thống âm nhạc và mùa của họ. Sau giải phóng Tây Bắc, nhất là từ Đại hội Văn công toàn quốc năm 1954, nghệ thuật xòe Thái được giới thiệu với nhân dân miền Bắc và nhân dân thế giới. Múa Thái được đưa vào chương trình huấn luyện của các trường, lớp múa trong nước.

Đề phục vụ cho những bạn đọc yêu thích nghệ thuật dân tộc, cuốn Xòe Thái giới thiệu nghệ thuật múa của người Thái thông qua một điển hình là xòe Phong Thổ. Kết quả điều ra điền dã tại Phong Thô và Mường Lay cho thấy rằng xòe Phong Thổ là một trong những phong cách độc đáo của múa Thái ở Tây Bắc và miền Tây Thanh – Nghệ – Tĩnh. Nó ra đời sớm hơn xòe Mường - Lay, xòe Quỳnh Nhai và đã tác động đến sự hình thành của hai phong cách này. Mặt khác trong quá trình phát triển lịch sử, nó phải giải quyết những vấn đề rất cơ bản. Bởi vậy, sự tìm hiểu xòe Phong Thổ sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử múa Thái và dễ dàng tiếp cận đối tượng xòe Mường Lay hoặc xòe Quỳnh Nhai; vì ba hệ thống múa Phong Thổ, Mường Lay, Quỳnh Nhai có những vấn đề chung của nghệ thuật múa dân tộc Thái.

Cuốn sách nhỏ này chỉ có thể đi sâu vào một điển hình là xòe Phong Thổ. Xòe Mường Lay và xòe Quỳnh Nhai được đề cập đến trong mối quan hệ so sánh với xòe Phong Thổ. Trong những công trình nghiên cứu tiếp theo về xòe Thái, di sản múa của dân tộc Thái ở Tây Bắc và miền Tây Thanh – Nghệ – Tĩnh sẽ lần lượt được giới thiệu. Với một tinh thần mạnh dạn đặt ra những giả thiết về nguồn gốc (chẳng hạn như xuất xứ của múa nón, múa sạp, múa quạt...) người viết muốn góp phần tìm hiểu những hiện tượng múa mà nhiều người biết. Vấn đề múa Thái đang được tiếp tục nghiên cứu cho nên tiếng nói ở cuốn sách này chưa phải tiếng nói cuối cùng. Sự thiếu tư liệu là một khó khăn lớn của việc xây dựng công trình nghiên cứu xòe Thái Phong Thồ này.

Xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Phong Thò, Ban văn hóa và Quốc doanh nhiếp ảnh huyện Phong Thô, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân các xã Mường So, Nà Tăm, thị trấn Tam Đường cùng các cụ, các bác nghệ nhân đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu xòe Thái tại Mường Lay và Phong Thổ.

Xin chân thành cảm ơn đồng chí Lương Qui Nhân, đồng chí Lò Văn Sinh, đồng chí Mạc Phi, đồng chí Cầm Trọng đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi.

L. T. L.