Giáo trình Cơ sở Di truyền Chọn giống Thực vật

Tác giả : Hoàng Trọng Phán
  • Lượt đọc : 351
  • Kích thước : 4.30 MB
  • Số trang : 205
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 122
  • Số lượt xem : 2.439
  • Đọc trên điện thoại :
Lịch sử chọn giống vật nuôi và cây trồng nói chung ra đời từ xa xưa, kể từ khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt. Tuy nhiên, các ứng dụng của khoa học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp thực sự bắt đầu phát triển kể từ lúc di truyền học và thuyết đột biến chính thức ra đời, gắn liền với tên tuổi của Gregor Mendel và Hugo De Vries.

Với sự ra đời của các phương pháp chọn giống ưu thế lai, chọn giống đột biến và, đặc biệt là, với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật di truyền trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đáng kể của lĩnh vực di truyền chọn giống thực vật.
Trong khi biên soạn Giáo trình cơ sở di truyền chọn giống thực vật, chúng tôi cố gắng tham cứu nhiều tài liệu nhằm cập nhật kiến thức cũng như các phương pháp dạy học bộ môn ở Đại học. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình này sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên, và cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên Sinh học các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Nội dung giáo trình gồm 9 chương:
Chương 1 giới thiệu các khái niệm cơ bản về giống cây trồng và khoa học chọn giống.
Chương 2 đề cập đến vai trò của các vật liệu khởi đầu, nguồn gene thực vật và các biến dị di truyền trong chọn giống thực vật.
Chương 3 trình bày những kiến thức cơ sở của lĩnh vực di truyền học số lượng trong chọn giống.
Chương 4 phân tích cơ sở di truyền của chọn giống ưu thế lai, chủ yếu là các phương pháp sử dụng các dòng tự phối và tính bất dục đực cũng như một số thành tựu của chọn giống ưu thế lai.
Chương 5 đề cập đến các hệ thống sinh sản và bản chất di truyền của tính không tương hợp và ý nghĩa của chúng trong chọn giống thực vật.
Chương 6 trình bày khái quát các phương pháp trong chọn giống thực vật. Chương 7 tập trung vào chủ đề ứng dụng của đa bội thể và sự phát sinh đột biến thực nghiệm trong chọn giống thực vật.
Các chương 8 và 9 đi sâu vào ứng dụng của lai tế bào soma và kỹ thuật di truyền trong chọn giống thực vật.
Cuối mỗi chương đều có các phần Câu hỏi và bài tập và Tài liệu tham khảo để người học tiện ôn tập và tra cứu. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ thông dụng trong giáo trình được sử dụng bằng tiếng Anh để giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thông tin qua sách báo nước ngoài hoặc internet.

Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống thực vật do ThS. Hoàng Trọng Phán và TS. Trương Thị Bích Phượng - những giảng viên đang công tác tại các trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế biên soạn, với sự phân công như sau:
ThS. Hoàng Trọng Phán chủ biên và biên soạn các chương 1, 2, 3, 4, 7 và một phần của chương 6; và
TS. Trương Thị Bích Phượng biên soạn các chương 5, 8, 9 và một phần của chương 6.