Kiến thức về pháp luật là cực kỳ hữu ích đối với mỗi con người trong một xã hội đang phát triển năng động như hiện nay. Việc phổ biến kiến thức pháp luật, vì vậy là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Pháp luật đại cương là công cụ chủ yếu và cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đó.
Pháp luật đại cương không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng về chất lượng nguồn nhân lực trong thị trường lao động với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay mà sự hiểu biết về pháp luật còn là vốn liếng, là tài sản vô hình của mỗi nhà quản trị ở mọi cấp độ, trong mọi tổ chức, đồng thời là công cụ, phương tiện giúp cho các cá nhân thành viên của xã hội chung sống với nhau ngày cảng tốt hơn, ngày càng "người" hơn.
Nhận thức rất rõ điều đó nên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật để đưa vào cuộc sống thông qua những chương trình phổ biến, giáo dục ở mọi mức độ và loại hình khác nhau.
Sau khi Chương trình phổ biến và giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 – 2012 được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phê duyệt, ngày 20/06/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua Luật số 14/2012/QH13 về Giáo dục, phổ biến pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và ngày 04/04/2013, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐCP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Môn học Pháp luật đại cương vị thế đã có một cơ sở pháp lý vững chắc và chính thức được đưa vào thực hiện trong chương trình giảng dạy và học tập của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
Khung chương trình đào tạo đại học và cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã quy định môn học Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc đối với hầu hết các ngành học.
Việc triển khai giảng dạy môn học Pháp luật đại cương mới được thực hiện từ năm học 2012 – 2013 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nên còn thiếu nhiều tài liệu chuyên ngành, giáo trình và sách chuyên khảo.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, bằng kinh nghiệm giảng dạy các môn học về Pháp luật trong nhiều năm qua, tác giả đã biên soạn cuốn Giáo trình Pháp luật đại cương dành cho sinh viên các hệ đào tạo thuộc tất cả các ngành ở bậc đại học và cao đẳng.
Pháp luật đại cương không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng về chất lượng nguồn nhân lực trong thị trường lao động với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay mà sự hiểu biết về pháp luật còn là vốn liếng, là tài sản vô hình của mỗi nhà quản trị ở mọi cấp độ, trong mọi tổ chức, đồng thời là công cụ, phương tiện giúp cho các cá nhân thành viên của xã hội chung sống với nhau ngày cảng tốt hơn, ngày càng "người" hơn.
Nhận thức rất rõ điều đó nên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật để đưa vào cuộc sống thông qua những chương trình phổ biến, giáo dục ở mọi mức độ và loại hình khác nhau.
Sau khi Chương trình phổ biến và giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 – 2012 được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam phê duyệt, ngày 20/06/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua Luật số 14/2012/QH13 về Giáo dục, phổ biến pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và ngày 04/04/2013, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐCP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Môn học Pháp luật đại cương vị thế đã có một cơ sở pháp lý vững chắc và chính thức được đưa vào thực hiện trong chương trình giảng dạy và học tập của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
Khung chương trình đào tạo đại học và cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã quy định môn học Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc đối với hầu hết các ngành học.
Việc triển khai giảng dạy môn học Pháp luật đại cương mới được thực hiện từ năm học 2012 – 2013 tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nên còn thiếu nhiều tài liệu chuyên ngành, giáo trình và sách chuyên khảo.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, bằng kinh nghiệm giảng dạy các môn học về Pháp luật trong nhiều năm qua, tác giả đã biên soạn cuốn Giáo trình Pháp luật đại cương dành cho sinh viên các hệ đào tạo thuộc tất cả các ngành ở bậc đại học và cao đẳng.