Trong 150 năm qua, kể từ năm xuất bản lần đầu cuốn sách nổi tiếng “Nguồn gốc các loài" của S. R. Đacuyn (1859), nhân loại đã có những bước tiến vượt bậc trong nhận thức về sự tiến hoá giới hữu cơ. Đặc biệt, từ những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển nhanh chóng của sinh học phân tử và việc ứng dụng thành công các kỹ thuật phân tử vào nghiên cứu biến dị và tiến hoá của sinh vật, người ta đã có thể ước lượng được những biến đổi di truyền trong quần thể, sáng tỏ hơn về cơ chế của sự tiến hoá kiểu hình (tiến hoả thích nghi) và sự tiến hoả ở cấp độ phân tử. Nhiều hiểu biết mới mẻ đã củng cố, bổ sung thêm và phát triển học thuyết của Đacuyn. Cũng đã hơn 20 năm, kể từ lần xuất bản gần nhất cuốn “Học thuyết tiến hoá" của Giáo sư Trần Bá Hoành (Nhà xuất bản Giáo dục – 1988), sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm nói riêng và các trường đại học khác nói chung vẫn chưa có được một Giáo trình Tiến hoá được cập nhật mới hơn làm tài liệu tham khảo. Với mong muốn sớm có được một tài liệu như thế, chúng tôi đã cố gắng biên soạn giáo trình này.
Sau phần mở đầu trình bày về khái niệm tiến hoá và học thuyết tiến hoá, nội dung của Giáo trình Tiến hoả được biên soạn thành hai phần bao gồm 13 chương. Chương 1, 2 và 3 trình bày ngắn gọn lược sử sự phát triển của học thuyết tiến hoá theo 3 giai đoạn: Sự phát triển của học thuyết tiến hoá trước Đacuyn (chương 1); Học thuyết tiến hoá của Đacuyn (chương 2); Sự phát triển học thuyết tiến hoá sau Đacuyn (chương 3). Trong chương 4, nêu ra những bằng chứng tiến hoá, đặc biệt. các bằng chứng hoá sinh và phân tử có được từ những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại càng củng cố thêm niềm tin khoa học về tính có thực của quả trinh tiến hoá.
Thuyết tiến hoá hiện đại giải thích sự tiến hoa bắt đầu bằng những biến đổi vốn gen của quần thể. Đơn vị tiến hoá cơ sở là quần thể (chương 5). Nguyên liệu của tiến hoá là các biến dị di truyền trong quần thể (chương 6). Những thay đổi vốn gen của quần thể được gây ra bởi các nhân tố tiến hoá, trong đó chọn lọc tự nhiên là nhân tố cơ bản nhất, được trình bày trong chương 7. Hiệu quả tích luỹ của chọn lọc tự nhiên trong quần thể có thể dẫn tới hình thành quần thể thích nghi (chương 8). Sự thay đổi tần số gen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể dẫn tới hình thành một loài mới (chương 9). Ở chương 10, mối quan hệ giữa sự phát sinh cá thể (ontogeny) và phát sinh chủng loại (phylogeny) cũng như nguồn gốc của sự hình thành những cơ quan mới và các nhóm phân loại mới sẽ được giải thích.
Kiến thức về sự tiến hoá ở cấp độ trên loài (tiến hoá lớn, macro evolution), sự xuất hiện của cơ thể sống đầu tiên và vấn đề phát sinh loài người được lần lượt nêu ra trong các chương 11, 12 và 13.
Tác giả đã cố gắng tham cứu nhiều tài liệu, kế thừa những kiến thức cơ bản và cập nhật bổ sung thêm những kiến thức nâng cao, những nhận thức mới hơn về bản chất và cơ chế của quá trình tiến hoá. Cuối mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập là những gợi ý tự luận và vận dụng kiến thức tổng hợp từ các lĩnh vực khoa học khác để củng cố và nâng cao kiến thức về tiền hoá giới hữu cơ.
Sau phần mở đầu trình bày về khái niệm tiến hoá và học thuyết tiến hoá, nội dung của Giáo trình Tiến hoả được biên soạn thành hai phần bao gồm 13 chương. Chương 1, 2 và 3 trình bày ngắn gọn lược sử sự phát triển của học thuyết tiến hoá theo 3 giai đoạn: Sự phát triển của học thuyết tiến hoá trước Đacuyn (chương 1); Học thuyết tiến hoá của Đacuyn (chương 2); Sự phát triển học thuyết tiến hoá sau Đacuyn (chương 3). Trong chương 4, nêu ra những bằng chứng tiến hoá, đặc biệt. các bằng chứng hoá sinh và phân tử có được từ những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại càng củng cố thêm niềm tin khoa học về tính có thực của quả trinh tiến hoá.
Thuyết tiến hoá hiện đại giải thích sự tiến hoa bắt đầu bằng những biến đổi vốn gen của quần thể. Đơn vị tiến hoá cơ sở là quần thể (chương 5). Nguyên liệu của tiến hoá là các biến dị di truyền trong quần thể (chương 6). Những thay đổi vốn gen của quần thể được gây ra bởi các nhân tố tiến hoá, trong đó chọn lọc tự nhiên là nhân tố cơ bản nhất, được trình bày trong chương 7. Hiệu quả tích luỹ của chọn lọc tự nhiên trong quần thể có thể dẫn tới hình thành quần thể thích nghi (chương 8). Sự thay đổi tần số gen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể dẫn tới hình thành một loài mới (chương 9). Ở chương 10, mối quan hệ giữa sự phát sinh cá thể (ontogeny) và phát sinh chủng loại (phylogeny) cũng như nguồn gốc của sự hình thành những cơ quan mới và các nhóm phân loại mới sẽ được giải thích.
Kiến thức về sự tiến hoá ở cấp độ trên loài (tiến hoá lớn, macro evolution), sự xuất hiện của cơ thể sống đầu tiên và vấn đề phát sinh loài người được lần lượt nêu ra trong các chương 11, 12 và 13.
Tác giả đã cố gắng tham cứu nhiều tài liệu, kế thừa những kiến thức cơ bản và cập nhật bổ sung thêm những kiến thức nâng cao, những nhận thức mới hơn về bản chất và cơ chế của quá trình tiến hoá. Cuối mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập là những gợi ý tự luận và vận dụng kiến thức tổng hợp từ các lĩnh vực khoa học khác để củng cố và nâng cao kiến thức về tiền hoá giới hữu cơ.