Khám Phá Tư Duy Giải Nhanh Thần Tốc Hóa Học

Thể loại: Lớp 12 ;Giáo dục
Tác giả : Nguyễn Anh Phong
  • Lượt đọc : 989
  • Kích thước : 11.69 MB
  • Số trang : 684
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 414
  • Số lượt xem : 3.292
  • Đọc trên điện thoại :
Trước đây khi chúng ta áp dụng hình thức thi tự luận thì cách tư duy trong Hóa Học là viết phương trình phản ứng sau đó đặt ẩn vào phương trình rồi tính toán. Nhưng với kiểu thi trắc nghiệm hiện này những kiểu tư duy như vậy sẽ gặp rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là rất nguy hiểm. Nhiều thầy cô không trải qua những kì thi trắc nghiệm nên có lẽ sẽ không hiểu hết được sức ép về thời gian kinh khủng như thế nào. Điều nguy hiểm là khi bị ép về thời gian hầu hết các bạn sẽ mất bình tĩnh dẫn tới sự tỉnh táo và khôn ngoan giảm đi rất nhiều. Là người trực tiếp tham gia trong kì thi năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và trường Đại học Y Thái Bình, và rất nhiều lần thi thử tại các trung tâm ở Hà Nội như: Đại học Sư phạm, Đại học KHTN, HTC, Chùa Bộc, Học mãi..., với tất cả kinh nghiệm và tâm huyết luyện thì đại học nhiều năm tại Hà Nội, tác giả mạnh dạn trình bày bộ tài liệu “Những con đường tư duy thần tốc trong Hóa học”. Trong quá trình đọc và luyện tập, tác giả mong muốn các bạn hãy Ach cực suy nghĩ, tư duy để hiểu phong cách giải toán hóa học của mình. Khi các bạn đã hiểu được lối tư duy của mình các bạn sẽ thấy hóa học thật sự là rất đơn giản.

Trong phần I của cuốn sách này mình muốn trình bày về hướng mới để hiểu bản chất của các phản ứng hóa học. Ta có thể hiểu bản chất của các phản ứng Hóa học chỉ là quá trình nguyên tố di chuyển từ chất này qua chất khác, hay nói một cách khác là quá trình kết hợp giữa các nguyên tố để tạo ra vô số chất khác nhau. Cũng giống như trong âm nhạc chỉ có 7 nốt nhạc nhưng khi kết hợp lại có thể tạo ra vô số giai điệu. Sự kì diệu là ở chỗ đó.Trong quá trình các nguyên tố di chuyển sẽ có hai khả năng xảy ra:

Khả năng 1: Số oxi hóa của các nguyên tố không đổi. Khả năng 2: Số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi.

Dù cho khả năng nào xảy ra thì các quá trình hóa học vẫn tuân theo các định luật kinh diễn là:

(1) Định luật BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ.

(2) Định luật BẢO TOÀN ELECTRON.

(3) Định luật BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.

(4) Định luật BẢO TOÀN KHỎI LƯỢNG.

Mục đích của mình khi viết phần I là các bạn hiểu và áp dụng được thành thạo các định luật trên. Bây giờ chúng ta cùng đi nghiên cứu về các định luật trên.