Quyển “Kinh Phật cho người tại gia” gồm 3 phần: Phần dẫn nhập, phần chánh Kinh và phần sám nguyện. Phần chánh Kinh là phần do tác giả tổng hợp và phiên dịch các bài Kinh cần thiết cho Phật tử tại gia và các độc giả đang muốn tìm hiểu về Đạo Phật. Các bài Kinh có xuất xứ từ Kinh điển Pali và Đại thừa.
Quyển “Kinh Phật cho người tại gia” gồm 63 bài Kinh phân loại theo 5 chủ đề: (i) Các Kinh về đạo đức, (ii) Các Kinh về gia đình, xã hội và chính trị, (iii) Các Kinh về triết lý, (iv) Các Kinh về thiền định và phương pháp chuyển hóa khổ đau, và (v) Các Kinh về Tịnh Độ.
Chủ đề 1: gồm 12 bài kinh về đạo đức, góp phần xây dựng hạnh phúc cho con người và hòa bình cho thế giới. Từ 5 điều đạo đức đến 10 điều thiện. Các bài kinh trong nhóm này trình bày qui luật nhân quả rất chuẩn xác và công bằng: người thiện thì hạnh phúc, kẻ ác thì khổ đau. Tội hay phước, khổ đau hay hạnh phúc… đều được tạo ra từ động cơ và hành động của con người. Do vậy, thay vì đổ lỗi cho Thượng đế, định mệnh kiếp trước, số phận hên xui, thì tốt nhất con người nên nỗ lực chuyển hóa nghiệp chướng, vượt lên số phận, xây dựng hạnh phúc.
Chủ đề 2: gồm 14 kinh về các tương quan gia đình, xã hội và tâm linh. Ngoài chủ trương công bằng xã hội, bình đẳng giới, các bài kinh trong nhóm này còn đề cao vai trò của luật pháp và dân chủ. Tránh xa 12 cửa ngõ bại vong, gieo trồng 10 loại phước đức, đền trả 4 ơn nặng… là những lời dạy được đức Phật đề cao, như dấu hiệu của đời sống văn hóa. Hòa hợp, hòa giải tranh chấp là con đường tháo mở mọi bế tắc, bạo lực, hận thù, chiến tranh.
Chủ đề 3: gồm 16 bài kinh về triết lý căn bản, bắt đầu từ kinh Chuyển Pháp Luân, vốn là phương pháp luận giải quyết khổ đau, một đóng góp to lớn của đức Phật cho nhân loại. Học thuyết duyên khởi, tương tác đa chiều, là triết lý phủ định các quan điểm duy thần và duy tâm giải thích về nguồn gốc thế giới. Ba dấu ấn của thực tại “vô thường, vô tướng, vô nguyện” và sự thực tập vô ngã là triết lý giúp vượt qua các nỗi khổ, niềm đau, do chấp dính vào cái tôi và cái tôi sở hữu. Nền tảng đức tin chân chính, kiến thức và trí tuệ, thuyết minh và xác minh, những điều nên biết và các ẩn dụ triết lý… giúp ta nhận diện bản chất khổ đau và giải quyết khổ đau theo Bát Chánh Đạo.
Chủ đề 4: gồm 14 kinh về thiền định và chuyển hóa. Thực tập thiền định bắt đầu từ việc làm chủ các giác quan, chánh niệm trong từng cử chỉ, quán niệm hơi thở ra vào, làm chủ thân thể, cảm giác, tâm tư và ý niệm. Nhờ thực tập thiền, ta sống an lạc trong giờ phút hiện tại, không đắm chìm vào quá khứ, không rong ruổi về tương lai, tự tại an vui bây giờ và tại đây. Thiền là cốt lõi của chuyển hóa. Ngoài thiền định, đức Phật còn dạy cách nuôi lớn tâm từ bi hỷ xả, tu tập các pháp lành, tâm niệm về 8 điều giác ngộ của Bồ-tát và thực tập 7 phương pháp chấm dứt khổ đau. Con đường thoát khổ được đức Phật dạy thực chất là thực tập chuyển hóa, trên nền tảng nhân quả, rất thực tiễn và có kết quả nhanh chóng, bền vững.
Chủ đề 5: gồm có 7 kinh về Tịnh độ, vốn đã quen thuộc với Phật tử Bắc tông. Kinh Phổ Môn khái quát về cuộc đời, hạnh nguyện và độ sinh của Bồ Tát Quan Âm. Kinh Dược Sư dạy nghệ thuật chuyển hóa tham, sân, si. Kinh A Di Đà giới thiệu 5 phương diện xây dựng Tịnh độ gồm căn lành lớn, phước đức lớn, nhân duyên lớn, quán pháp âm và nhất tâm bất loạn. Kinh Sám Hối Sáu Căn là nghệ thuật chuyển hóa gốc rễ khổ đau của 6 giác quan. Nghi thức Sám Hối Hồng Danh là cách quy ngưỡng và lễ lạy các đức Phật, một mặt chuyển hóa nghiệp chướng, mặt khác tăng trưởng sức khỏe nhờ vận động toàn thân. Các bài kinh dạy và truyền bá văn hóa hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn gồm có: Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ.
Mỗi ngày đọc tụng 45 đến 60 phút theo thứ tự các bài Kinh, trung bình một tháng đến tháng rưỡi, độc giả đọc hết 63 bài Kinh. Cách đọc tụng này giúp người đọc tăng trưởng văn tuệ (trí tuệ do đọc rộng, nghe nhiều về Phật pháp), và tư tuệ (trí tuệ do nghiền ngẫm Phật pháp). Mục đích chính của việc đọc Kinh là hiểu nội dung minh triết của Đạo Phật để thực hành và ứng dụng. Để mở mang trí tuệ, người tại gia cần đọc tụng các bài Kinh thuần Việt, đọc có tư duy và nghiền ngẫm, đọc với mục đích hiểu và ứng dụng Kinh Phật vào đời sống thực tiễn.
Lợi thế của Kinh Phật là đề cập bao quát các vấn đề cá nhân, gia đình và xã hội, rất khoa học và thực tiễn. Nắm vững và ứng dụng lời Phật dạy về đạo đức, gia đình và xã hội cũng như các phương pháp giải quyết khổ đau, người hành trì tăng trưởng trí tuệ theo năm tháng, nhờ đó, thành công hơn trong lập nghiệp, giải quyết vấn nạn, khó khăn và tu học Phật có hiệu quả.
Quyển “Kinh Phật cho người tại gia” là kho tàng trị liệu tâm linh không thể thiếu với những ai mưu cầu hạnh phúc và lối sống tôn trọng qui luật nhân quả, đạo đức.
Quyển “Kinh Phật cho người tại gia” gồm 63 bài Kinh phân loại theo 5 chủ đề: (i) Các Kinh về đạo đức, (ii) Các Kinh về gia đình, xã hội và chính trị, (iii) Các Kinh về triết lý, (iv) Các Kinh về thiền định và phương pháp chuyển hóa khổ đau, và (v) Các Kinh về Tịnh Độ.
Chủ đề 1: gồm 12 bài kinh về đạo đức, góp phần xây dựng hạnh phúc cho con người và hòa bình cho thế giới. Từ 5 điều đạo đức đến 10 điều thiện. Các bài kinh trong nhóm này trình bày qui luật nhân quả rất chuẩn xác và công bằng: người thiện thì hạnh phúc, kẻ ác thì khổ đau. Tội hay phước, khổ đau hay hạnh phúc… đều được tạo ra từ động cơ và hành động của con người. Do vậy, thay vì đổ lỗi cho Thượng đế, định mệnh kiếp trước, số phận hên xui, thì tốt nhất con người nên nỗ lực chuyển hóa nghiệp chướng, vượt lên số phận, xây dựng hạnh phúc.
Chủ đề 2: gồm 14 kinh về các tương quan gia đình, xã hội và tâm linh. Ngoài chủ trương công bằng xã hội, bình đẳng giới, các bài kinh trong nhóm này còn đề cao vai trò của luật pháp và dân chủ. Tránh xa 12 cửa ngõ bại vong, gieo trồng 10 loại phước đức, đền trả 4 ơn nặng… là những lời dạy được đức Phật đề cao, như dấu hiệu của đời sống văn hóa. Hòa hợp, hòa giải tranh chấp là con đường tháo mở mọi bế tắc, bạo lực, hận thù, chiến tranh.
Chủ đề 3: gồm 16 bài kinh về triết lý căn bản, bắt đầu từ kinh Chuyển Pháp Luân, vốn là phương pháp luận giải quyết khổ đau, một đóng góp to lớn của đức Phật cho nhân loại. Học thuyết duyên khởi, tương tác đa chiều, là triết lý phủ định các quan điểm duy thần và duy tâm giải thích về nguồn gốc thế giới. Ba dấu ấn của thực tại “vô thường, vô tướng, vô nguyện” và sự thực tập vô ngã là triết lý giúp vượt qua các nỗi khổ, niềm đau, do chấp dính vào cái tôi và cái tôi sở hữu. Nền tảng đức tin chân chính, kiến thức và trí tuệ, thuyết minh và xác minh, những điều nên biết và các ẩn dụ triết lý… giúp ta nhận diện bản chất khổ đau và giải quyết khổ đau theo Bát Chánh Đạo.
Chủ đề 4: gồm 14 kinh về thiền định và chuyển hóa. Thực tập thiền định bắt đầu từ việc làm chủ các giác quan, chánh niệm trong từng cử chỉ, quán niệm hơi thở ra vào, làm chủ thân thể, cảm giác, tâm tư và ý niệm. Nhờ thực tập thiền, ta sống an lạc trong giờ phút hiện tại, không đắm chìm vào quá khứ, không rong ruổi về tương lai, tự tại an vui bây giờ và tại đây. Thiền là cốt lõi của chuyển hóa. Ngoài thiền định, đức Phật còn dạy cách nuôi lớn tâm từ bi hỷ xả, tu tập các pháp lành, tâm niệm về 8 điều giác ngộ của Bồ-tát và thực tập 7 phương pháp chấm dứt khổ đau. Con đường thoát khổ được đức Phật dạy thực chất là thực tập chuyển hóa, trên nền tảng nhân quả, rất thực tiễn và có kết quả nhanh chóng, bền vững.
Chủ đề 5: gồm có 7 kinh về Tịnh độ, vốn đã quen thuộc với Phật tử Bắc tông. Kinh Phổ Môn khái quát về cuộc đời, hạnh nguyện và độ sinh của Bồ Tát Quan Âm. Kinh Dược Sư dạy nghệ thuật chuyển hóa tham, sân, si. Kinh A Di Đà giới thiệu 5 phương diện xây dựng Tịnh độ gồm căn lành lớn, phước đức lớn, nhân duyên lớn, quán pháp âm và nhất tâm bất loạn. Kinh Sám Hối Sáu Căn là nghệ thuật chuyển hóa gốc rễ khổ đau của 6 giác quan. Nghi thức Sám Hối Hồng Danh là cách quy ngưỡng và lễ lạy các đức Phật, một mặt chuyển hóa nghiệp chướng, mặt khác tăng trưởng sức khỏe nhờ vận động toàn thân. Các bài kinh dạy và truyền bá văn hóa hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn gồm có: Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ.
Mỗi ngày đọc tụng 45 đến 60 phút theo thứ tự các bài Kinh, trung bình một tháng đến tháng rưỡi, độc giả đọc hết 63 bài Kinh. Cách đọc tụng này giúp người đọc tăng trưởng văn tuệ (trí tuệ do đọc rộng, nghe nhiều về Phật pháp), và tư tuệ (trí tuệ do nghiền ngẫm Phật pháp). Mục đích chính của việc đọc Kinh là hiểu nội dung minh triết của Đạo Phật để thực hành và ứng dụng. Để mở mang trí tuệ, người tại gia cần đọc tụng các bài Kinh thuần Việt, đọc có tư duy và nghiền ngẫm, đọc với mục đích hiểu và ứng dụng Kinh Phật vào đời sống thực tiễn.
Lợi thế của Kinh Phật là đề cập bao quát các vấn đề cá nhân, gia đình và xã hội, rất khoa học và thực tiễn. Nắm vững và ứng dụng lời Phật dạy về đạo đức, gia đình và xã hội cũng như các phương pháp giải quyết khổ đau, người hành trì tăng trưởng trí tuệ theo năm tháng, nhờ đó, thành công hơn trong lập nghiệp, giải quyết vấn nạn, khó khăn và tu học Phật có hiệu quả.
Quyển “Kinh Phật cho người tại gia” là kho tàng trị liệu tâm linh không thể thiếu với những ai mưu cầu hạnh phúc và lối sống tôn trọng qui luật nhân quả, đạo đức.