Cách nay lâu lắm rồi, khi lần đầu tiên đọc sách của Stefan Zweig, tôi đã thấy run sợ. Nhà văn người Áo này như nhìn thấu suốt người đời. Kiêu hãnh và ám thị. Ðam mê và bạc nhược. Những rung động khó tả, sâu lắng trong những thang bậc thầm kín nhất của tâm hồn. Zweig là nhà phân tích tâm lý bậc thầy với óc quan sát cực kỳ sắc bén. Ông có thể lột trần những cảm xúc tột cùng chỉ qua vài động tác, vài cử chỉ… Với Zweig, người đọc cảm thấy như bị chụp lên đầu chiếc vòng kim cô, có đi đến đâu cũng quanh quẩn trong vòng khống chế và bị thôi miên bởi những thứ vô thức phía sau những mạch văn của ông.
“Kỳ thủ’ là một truyện ngắn của Zweig mà tôi thích nhất. Ðây là một câu chuyện xuất thần, một bức tranh tương phản đến mức chóa mắt, sự phi thực được dàn dựng khéo đến mức trở nên “có thể” : một gã cục mịch, gần như đần độn, lại thống lãnh thế giới của những người trí thức. Một gã trí thức đạt đến những khả năng siêu phàm chỉ thuần túy do… nghịch cảnh. Và hai con người đó đối mặt nhau trong một cuộc đọ sức trí tuệ – tâm lý hồi hộp và khốc liệt ở trên một con tàu bồng bềnh giữa đại dương.
Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy tất cả dồn nén lại, cô đặc : lòng tham lam, sự đố kỵ, sự ngông cuồng, sự vô nghĩa, sự hiếu kỳ, khát vọng tự do, nỗi cô đơn…
Zweig tự vận. Tôi nghĩ rằng ông sống đủ và đau khổ cũng đủ. Có lẽ trái tim ông không chịu nổi sự trần tục của cuộc đời những đau khổ và bất công trong thời đại ông sống. Cảm ơn Zweig vì những gì ông để lại.
“Kỳ thủ’ là một truyện ngắn của Zweig mà tôi thích nhất. Ðây là một câu chuyện xuất thần, một bức tranh tương phản đến mức chóa mắt, sự phi thực được dàn dựng khéo đến mức trở nên “có thể” : một gã cục mịch, gần như đần độn, lại thống lãnh thế giới của những người trí thức. Một gã trí thức đạt đến những khả năng siêu phàm chỉ thuần túy do… nghịch cảnh. Và hai con người đó đối mặt nhau trong một cuộc đọ sức trí tuệ – tâm lý hồi hộp và khốc liệt ở trên một con tàu bồng bềnh giữa đại dương.
Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy tất cả dồn nén lại, cô đặc : lòng tham lam, sự đố kỵ, sự ngông cuồng, sự vô nghĩa, sự hiếu kỳ, khát vọng tự do, nỗi cô đơn…
Zweig tự vận. Tôi nghĩ rằng ông sống đủ và đau khổ cũng đủ. Có lẽ trái tim ông không chịu nổi sự trần tục của cuộc đời những đau khổ và bất công trong thời đại ông sống. Cảm ơn Zweig vì những gì ông để lại.