Mỗi dân tộc đều có những lễ hội, có các điệu múa hát dân ca truyền thống. Đó là vốn văn hóa nghệ thuật mang tính bản sắc để tồn tại và phát triển. Một lễ hội bao giờ cũng được tổ chức đảm bảo yếu tố phần lễ và phần hội. Phần lễ mang tính tín ngưỡng, thiêng liêng; phần hội là các hình thức ca hát, các trò chơi dân gian cổ truyền, dễ thực hiện, nhiều người tham gia.
Cộng đồng dân tộc Tày - Nùng vùng Việt Bắc trước đây vào ngày xuân (tháng Giêng) thôn bản nào cũng tổ chức một ngày hội “Lồng Tồng” - xuống đồng. Hội “Lồng Tồng” mang lại nếp sống văn hóa phong phú, vui tươi, lành mạnh. Trong lễ hội “Lồng Tồng” của người Tày bao giờ cũng có hát dân ca “Lượn Thương” (slương). Đây là kho tàng thơ ca dân gian đồ sộ của người Tày! “Lượn Thương” được hát theo một nề nếp quy trình chặt chẽ lôi kéo người hát. Cộng đồng người Tày trước đây, ai cũng đều mong xuân đến để đi “lin hội lồng tồng” vui chơi và hát “Lượn Thương” giao duyên.
...
Cộng đồng dân tộc Tày - Nùng vùng Việt Bắc trước đây vào ngày xuân (tháng Giêng) thôn bản nào cũng tổ chức một ngày hội “Lồng Tồng” - xuống đồng. Hội “Lồng Tồng” mang lại nếp sống văn hóa phong phú, vui tươi, lành mạnh. Trong lễ hội “Lồng Tồng” của người Tày bao giờ cũng có hát dân ca “Lượn Thương” (slương). Đây là kho tàng thơ ca dân gian đồ sộ của người Tày! “Lượn Thương” được hát theo một nề nếp quy trình chặt chẽ lôi kéo người hát. Cộng đồng người Tày trước đây, ai cũng đều mong xuân đến để đi “lin hội lồng tồng” vui chơi và hát “Lượn Thương” giao duyên.
...