Đã bao giờ trong cuộc sống này, chúng ta muốn bật ra một câu hỏi tan nát cõi lòng rằng, vì sao chúng ta không được yêu thương như tình yêu chúng ta đã cho đi? Có thể là câu hỏi ấu trĩ, ích kỷ, trẻ con, nông cạn, quá xấu hổ để thốt ra nhưng có lẽ nó thật sự tan nát cõi lòng khi buộc phải vang lên.
Trong Một mùa đông ở Stockholm, Agneta Pleijel có đưa ra một trích đoạn:
“NÀNG CÔNG CHÚA
bị giam trên chòi cao, nàng công chúa trên quả núi thủy tinh của mình, bị vua cha yểm bùa. Không một kẻ cầu hôn nào tìm ra lời giải cho câu đố, không một ai trong số bọn họ đưa nổi con ngựa của mình tới đỉnh những thành vách trơn nhẫy. Đó là điều mà câu chuyện kể khẳng định. Nhưng có phải nàng công chúa đã bị vua cha yểm bùa hay không? Chị không nghĩ như vậy. Cha chị là một con người tốt bụng và hiểu biết lẽ phải.”
Một câu chuyện cổ quen thuộc. Rapunzel? Cha? Hay là mẹ? Có lời yểm bùa nào cản ngăn hạnh phúc? Hay là chính chúng ta?
Khi gấp lại trang cuối cùng của Một mùa đông ở Stockholm, tôi chợt nhận ra trong cơn xao động dữ dội của lòng mình, tôi không những không rơi nước mắt mà còn mỉm cười. Tôi đã muốn kể ngay lập tức về quyển sách này cho một số người thân quen, báo cho họ biết sự tồn tại của câu chuyện trên trang giấy, những dòng chữ bộc bạch chân thành mà một phụ nữ khác đã viết nên: một vài người chị, một vài người em gái và có lẽ cả một vài người bạn gái nữa. Bởi vì họ – tất cả những người phụ nữ dịu dàng ấy – đã bị nghiền vụn trước một thế giới mà tình yêu thương giống như “thế giới bơi trong đàn cá y như đàn cá bơi trong đại dương”.
Một cuốn sách tràn đầy tính nữ. Tính nữ chảy tràn như cách Agneta Pleijei viết về nước tuyết tan tù đọng dưới những bước chân lữ khách của một mùa đông vùng cực bắc lạnh giá. Tinh khiết nhưng lần hồi bị vấy bẩn, bị khuấy lên dữ dội và tung toé nhưng chậm rãi lắng lại trong sự tĩnh lặng soi bóng bầu trời. Những người phụ nữ đã vỡ tan thành từng mảnh từ thẳm sâu đáy lòng nhưng cũng như một trò chơi xếp hình nếu nhìn quá gần hay quá xa đều không thể dễ dàng nhận ra những khớp nối hay mép viền. Mà chúng thì luôn tồn tại.
Một mùa đông ở Stockholm cũng là một tác phẩm có cấu trúc phân mảnh như vậy. Cuốn này là những mảnh vỡ, giống như pha lê, như bụi lân tinh, như những cánh hoa hồng rơi rụng, như những bông tuyết trắng rất mềm rất nhẹ. Tác phẩm đa dạng đến nỗi dưới con mắt nghiên cứu người ta có thể khảo sát nó từ nhiều góc độ phê bình khác nhau, từ phân tâm với những giấc mơ tràn đầy hình ảnh, tái dựng huyền thoại với các biểu tượng kinh điển, những câu chuyện cổ tích, v.v… đến phê bình nữ quyền với quá nhiều những thăm dò tinh tế vào địa hạt của mối quan hệ về giới. Một quyển sách mỏng giống như cánh cửa nhỏ mở vào một thế giới nội tâm trùng điệp, như chiếc hang thỏ đã dẫn bước Alice đến với Wonderland.
Nhưng từ một cách tiếp cận gần gũi hơn, đây là lời tự thuật của nhân vật nữ chính – một nhà trí thức, một giáo sư thành đạt ở độ tuổi trung niên – người đã ly hôn hai lần và có mối quan hệ tình ái với một người đàn ông đã có vợ. Cô kể về tất cả những gì cô có thể kể, dường như không theo một trật tự nào ngoài sự phức tạp ngẫu nhiên của hồi ức. Chính từ các dữ kiện và sự ngẫu nhiên sắc sảo ấy, Một mùa đông ở Stockholm vì vậy không chỉ là câu chuyện tuyến tính giả lập về một đời người. Nó chính là bản vẽ về nội hàm bên trong toà thành của một người phụ nữ. Hay nói cách khác, nó chính là chân dung đa chiều của một người nữ.
Chúng ta sẽ không chỉ thấy Agneta Pleijei tạo nên một bức tranh sống động từ câu chữ. Thay vào đó, bà đổ xuống trang giấy một làn nước lấp lánh, uốn lượn và mềm mại như cực quang Bắc cực. Làn nước ấy vừa sâu hun hút, vừa dịu dàng, ngây thơ lại có lúc hoang dại, bén nhọn, kiến tạo nên sự sống và cũng hàm chứa sức mạnh hủy hoại chính bản thân mình. Thật hiếm có một cuốn sách nào có thể đem đến nhiều sự chia sẻ chân thành đến vậy dành cho phái nữ với những đối thoại thẳng thắn về mối quan hệ trong gia đình, về cách tìm kiếm tình yêu thương. Sự thật cay đắng nhưng sự thật cần được nói ra, để hiểu với nhau rằng, chẳng có ai đơn độc. Cũng chẳng ai là có lỗi.
“MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
Một đứa trẻ khi mới ra đời là một cái bánh xe quay tít. Khi mọi người chất lên nó những gánh nặng, đứa bé trở thành một con lạc đà. Nó đi vào sa mạc. Ở đó nó gặp sự giận dữ của nó: đó là con sư tử. Lạc đà và sư tử giao chiến với nhau. Lạc đà chiến thắng. Đúng lúc ấy, nó bị biến trở lại thành đứa bé. Và đứa bé trở thành một cái bánh xe, xoay tròn lăn đi, tự do, trong thế giới.”
Tôi đã tự hỏi, nếu con sư tử chiến thắng thì sao? Nhưng rồi tôi đã hiểu, chiến thắng đi kèm thất bại và thất bại cũng quan trọng như chiến thắng vậy, bởi vì đó chính là kết quả. Cuộc sống này quan trọng chính vì nó sẽ có và cần có điểm kết thúc.
Chúng ta, là những con lạc đà, khuân trên lưng nỗi đau của tình thương, một món nợ truyền đời, chạy qua chạy lại trên sa mạc, đánh nhau với sư tử, “dọn cho mọi người thịt của chính mình để cho họ ăn chán ăn chê”. Nhưng “nỗi đau là cá thể”.
Và rốt cuộc thì, người ta phải học cách thua trước cuộc đời để được tự do.
Trong Một mùa đông ở Stockholm, Agneta Pleijel có đưa ra một trích đoạn:
“NÀNG CÔNG CHÚA
bị giam trên chòi cao, nàng công chúa trên quả núi thủy tinh của mình, bị vua cha yểm bùa. Không một kẻ cầu hôn nào tìm ra lời giải cho câu đố, không một ai trong số bọn họ đưa nổi con ngựa của mình tới đỉnh những thành vách trơn nhẫy. Đó là điều mà câu chuyện kể khẳng định. Nhưng có phải nàng công chúa đã bị vua cha yểm bùa hay không? Chị không nghĩ như vậy. Cha chị là một con người tốt bụng và hiểu biết lẽ phải.”
Một câu chuyện cổ quen thuộc. Rapunzel? Cha? Hay là mẹ? Có lời yểm bùa nào cản ngăn hạnh phúc? Hay là chính chúng ta?
Khi gấp lại trang cuối cùng của Một mùa đông ở Stockholm, tôi chợt nhận ra trong cơn xao động dữ dội của lòng mình, tôi không những không rơi nước mắt mà còn mỉm cười. Tôi đã muốn kể ngay lập tức về quyển sách này cho một số người thân quen, báo cho họ biết sự tồn tại của câu chuyện trên trang giấy, những dòng chữ bộc bạch chân thành mà một phụ nữ khác đã viết nên: một vài người chị, một vài người em gái và có lẽ cả một vài người bạn gái nữa. Bởi vì họ – tất cả những người phụ nữ dịu dàng ấy – đã bị nghiền vụn trước một thế giới mà tình yêu thương giống như “thế giới bơi trong đàn cá y như đàn cá bơi trong đại dương”.
Một cuốn sách tràn đầy tính nữ. Tính nữ chảy tràn như cách Agneta Pleijei viết về nước tuyết tan tù đọng dưới những bước chân lữ khách của một mùa đông vùng cực bắc lạnh giá. Tinh khiết nhưng lần hồi bị vấy bẩn, bị khuấy lên dữ dội và tung toé nhưng chậm rãi lắng lại trong sự tĩnh lặng soi bóng bầu trời. Những người phụ nữ đã vỡ tan thành từng mảnh từ thẳm sâu đáy lòng nhưng cũng như một trò chơi xếp hình nếu nhìn quá gần hay quá xa đều không thể dễ dàng nhận ra những khớp nối hay mép viền. Mà chúng thì luôn tồn tại.
Một mùa đông ở Stockholm cũng là một tác phẩm có cấu trúc phân mảnh như vậy. Cuốn này là những mảnh vỡ, giống như pha lê, như bụi lân tinh, như những cánh hoa hồng rơi rụng, như những bông tuyết trắng rất mềm rất nhẹ. Tác phẩm đa dạng đến nỗi dưới con mắt nghiên cứu người ta có thể khảo sát nó từ nhiều góc độ phê bình khác nhau, từ phân tâm với những giấc mơ tràn đầy hình ảnh, tái dựng huyền thoại với các biểu tượng kinh điển, những câu chuyện cổ tích, v.v… đến phê bình nữ quyền với quá nhiều những thăm dò tinh tế vào địa hạt của mối quan hệ về giới. Một quyển sách mỏng giống như cánh cửa nhỏ mở vào một thế giới nội tâm trùng điệp, như chiếc hang thỏ đã dẫn bước Alice đến với Wonderland.
Nhưng từ một cách tiếp cận gần gũi hơn, đây là lời tự thuật của nhân vật nữ chính – một nhà trí thức, một giáo sư thành đạt ở độ tuổi trung niên – người đã ly hôn hai lần và có mối quan hệ tình ái với một người đàn ông đã có vợ. Cô kể về tất cả những gì cô có thể kể, dường như không theo một trật tự nào ngoài sự phức tạp ngẫu nhiên của hồi ức. Chính từ các dữ kiện và sự ngẫu nhiên sắc sảo ấy, Một mùa đông ở Stockholm vì vậy không chỉ là câu chuyện tuyến tính giả lập về một đời người. Nó chính là bản vẽ về nội hàm bên trong toà thành của một người phụ nữ. Hay nói cách khác, nó chính là chân dung đa chiều của một người nữ.
Chúng ta sẽ không chỉ thấy Agneta Pleijei tạo nên một bức tranh sống động từ câu chữ. Thay vào đó, bà đổ xuống trang giấy một làn nước lấp lánh, uốn lượn và mềm mại như cực quang Bắc cực. Làn nước ấy vừa sâu hun hút, vừa dịu dàng, ngây thơ lại có lúc hoang dại, bén nhọn, kiến tạo nên sự sống và cũng hàm chứa sức mạnh hủy hoại chính bản thân mình. Thật hiếm có một cuốn sách nào có thể đem đến nhiều sự chia sẻ chân thành đến vậy dành cho phái nữ với những đối thoại thẳng thắn về mối quan hệ trong gia đình, về cách tìm kiếm tình yêu thương. Sự thật cay đắng nhưng sự thật cần được nói ra, để hiểu với nhau rằng, chẳng có ai đơn độc. Cũng chẳng ai là có lỗi.
“MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
Một đứa trẻ khi mới ra đời là một cái bánh xe quay tít. Khi mọi người chất lên nó những gánh nặng, đứa bé trở thành một con lạc đà. Nó đi vào sa mạc. Ở đó nó gặp sự giận dữ của nó: đó là con sư tử. Lạc đà và sư tử giao chiến với nhau. Lạc đà chiến thắng. Đúng lúc ấy, nó bị biến trở lại thành đứa bé. Và đứa bé trở thành một cái bánh xe, xoay tròn lăn đi, tự do, trong thế giới.”
Tôi đã tự hỏi, nếu con sư tử chiến thắng thì sao? Nhưng rồi tôi đã hiểu, chiến thắng đi kèm thất bại và thất bại cũng quan trọng như chiến thắng vậy, bởi vì đó chính là kết quả. Cuộc sống này quan trọng chính vì nó sẽ có và cần có điểm kết thúc.
Chúng ta, là những con lạc đà, khuân trên lưng nỗi đau của tình thương, một món nợ truyền đời, chạy qua chạy lại trên sa mạc, đánh nhau với sư tử, “dọn cho mọi người thịt của chính mình để cho họ ăn chán ăn chê”. Nhưng “nỗi đau là cá thể”.
Và rốt cuộc thì, người ta phải học cách thua trước cuộc đời để được tự do.