Nghề buôn luôn đẫm mồ hôi và nước mắt. Nghề buôn là cả một thế giới huyền ảo của những nụ cười. Nghề buôn có thể đưa người này lên tột đỉnh của sự vinh quang, song cũng có thể dẫn người khác lâm vào nỗi bất hạnh khủng khiếp nhất. Đó là ma lực vĩnh hằng của nghề buôn, và cũng là sự hấp dẫn của cuốn sách này.
“Nghề buôn: mồ hôi – nước mắt – nụ cười” là tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Hữu Các (tức Hoàng Nhật Linh). Các nhân vật trong truyện đều dựa trên nguyên mẫu của những cuộc đời có thật. Họ buôn bán, họ kiếm sống, họ làm giàu trong cay đắng và đau khổ. Thật hiếm có cuốn sách nào viết về nghề buôn mà vốn sống được dồn nén đến vậy.
Súng đã nổ và bà Nguyễn đã chết.
Các thành viên của đội hành quyết, xách súng chạy thục mạng vào rừng, ôm nhau khóc nức nở.
– Tại sao lại bắn mẹ Nguyễn? Tại sao? – Họ bàng hoàng hỏi nhau.
Hai trong số năm người của đội hành quyết sau đó phát cơn điên, chữa mãi không khỏi. Ba người còn lại thì hai ông gần đây đã chết vì tuổi tác, vì bệnh tật. Người cuối cùng tên Tuấn, năm nay sáu mươi tư tuổi, tóc bạc như phấn, lưng hơi còng và tết năm nào cũng trốn nhà ra đi.
Ông đi đâu? Ông về đúng cái chỗ ngày trước bà Nguyễn đã gục xuống, thắp hương trên mộ bà, sì sụp khấn vái.
– Bà ơi! Con không bắn bà đâu! Không phải con! Khô…ô…ng ph…ai…ải – Ông gào lên và nức nở như con nít.
Ông vẫn nhớ như in cái giây phút khủng khiếp ấy…
Lúc đó, viên đội trưởng hành quyết hô liền ba lệnh:
– Nâng súng!
– Lên đạn!
– Kẻ thù phía trước, bắn!
Ở gốc cây trước mặt, bà Nguyễn giật nảy lên. Máu. Và tiếng bà Nguyễn rất rành rõ:
– Hồn tôi sẽ nhập vào cây rừng và chứng kiến cuộc đời của các người.
Viên đội trưởng tiến về phía người bị bắn, đếm to như hét:
– Một, hai, ba, bốn một phát không trúng đích.
Rồi y rút súng ngắn ra, gí sát tai bà Nguyễn, bóp cò.
“Một phát không trúng đích”. Bao nhiêu năm qua, ông Tuấn cứ đinh ninh phát súng bắn trượt kia là của ông. Ông vịn vào điều rất mong manh kia để an ủi lương tâm mình mà sống cho đến bây giờ.
“Nghề buôn: mồ hôi – nước mắt – nụ cười” là tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Hữu Các (tức Hoàng Nhật Linh). Các nhân vật trong truyện đều dựa trên nguyên mẫu của những cuộc đời có thật. Họ buôn bán, họ kiếm sống, họ làm giàu trong cay đắng và đau khổ. Thật hiếm có cuốn sách nào viết về nghề buôn mà vốn sống được dồn nén đến vậy.
Súng đã nổ và bà Nguyễn đã chết.
Các thành viên của đội hành quyết, xách súng chạy thục mạng vào rừng, ôm nhau khóc nức nở.
– Tại sao lại bắn mẹ Nguyễn? Tại sao? – Họ bàng hoàng hỏi nhau.
Hai trong số năm người của đội hành quyết sau đó phát cơn điên, chữa mãi không khỏi. Ba người còn lại thì hai ông gần đây đã chết vì tuổi tác, vì bệnh tật. Người cuối cùng tên Tuấn, năm nay sáu mươi tư tuổi, tóc bạc như phấn, lưng hơi còng và tết năm nào cũng trốn nhà ra đi.
Ông đi đâu? Ông về đúng cái chỗ ngày trước bà Nguyễn đã gục xuống, thắp hương trên mộ bà, sì sụp khấn vái.
– Bà ơi! Con không bắn bà đâu! Không phải con! Khô…ô…ng ph…ai…ải – Ông gào lên và nức nở như con nít.
Ông vẫn nhớ như in cái giây phút khủng khiếp ấy…
Lúc đó, viên đội trưởng hành quyết hô liền ba lệnh:
– Nâng súng!
– Lên đạn!
– Kẻ thù phía trước, bắn!
Ở gốc cây trước mặt, bà Nguyễn giật nảy lên. Máu. Và tiếng bà Nguyễn rất rành rõ:
– Hồn tôi sẽ nhập vào cây rừng và chứng kiến cuộc đời của các người.
Viên đội trưởng tiến về phía người bị bắn, đếm to như hét:
– Một, hai, ba, bốn một phát không trúng đích.
Rồi y rút súng ngắn ra, gí sát tai bà Nguyễn, bóp cò.
“Một phát không trúng đích”. Bao nhiêu năm qua, ông Tuấn cứ đinh ninh phát súng bắn trượt kia là của ông. Ông vịn vào điều rất mong manh kia để an ủi lương tâm mình mà sống cho đến bây giờ.