Nghiên cứu văn bản "Truyện Kiều" theo phương pháp Hoàng Xuân Hãn

Thể loại: Văn Học ;Thơ Ca
Tác giả : Hoàng Xuân Hãn
  • Lượt đọc : 12
  • Kích thước : 247.37 MB
  • Số trang : 1080
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 92
  • Số lượt xem : 896
  • Đọc trên điện thoại :
Chúng tôi biên soạn cuốn sách này nhằm quảng bá một phương hướng nghiên cứu mới về Truyện Kiều và cũng là để tôn vinh và để tri ân ba tác giả chính của cuốn sách:
– Học giả Hoàng Xuân Hãn – người chủ soái của trường phải này, mở đường cho một phương pháp nghiên cứu mới – năm 2000, Học giả được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình “Lý Thường Kiệt”, “La Sơn Phu Tử” và “Lịch và Lịch Việt Nam”;
- PGS. TS. Đào Thái Tôn – người đã kiên quyết, mạnh mẽ ủng hộ, bảo vệ và triển khai các luận điểm của Học giả – năm 2010 ông được nhận giải thưởng John Balaban cua Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm của Hoa Kỳ; và
- GS. Nguyễn Tài Cẩn – người đã để chục năm cuối đời cặm cụi vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm phong phú về Ngôn ngữ học của minh vào nghiên cứu văn bản Truyện Kiểu theo hưởng Học giả Hoàng Xuân Hãn vạch ra – năm 2000, Giáo sư được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm ba công trình “Ngữ pháp tiếng Việt – tiếng từ ghép, đoàn ngữ", "Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt” và “Nguồn gốc và quả trình hình thành cách đọc Hán–Việt".
Đến nay, chúng ta không còn một bản Kiểu nào còn tự tích của Nguyễn Du. Truyện Kiều đã được nhiều người, từ những năm đầu thế kỷ trước, phong tặng là "Quốc hồn, Quốc túy" của dân tộc chúng ta. Gần như mọi người dân Việt đều biết đến Truyện Kiều,
đều thuộc một đội câu hay ca một đoạn Kiểu, có người còn thuộc
làu cả cuốn Truyện Kiểu. Truyện Kiều là một tác phẩm đã đi sâu vào
lòng người, bởi vậy cũng khó có một bản Kiểu nào được tất cả mọi
người ưng thuận.
Truyện Kiều sẽ còn mãi là câu chuyện của nhiều đời sau, người ta đã bàn nhiều về Truyện Kiều, và sẽ còn bản luận mãi mãi. Người thì bàn về văn chương, thi pháp, người thì bàn về giá trị tư tưởng, về giá trị đạo đức, người thì đố Kiều, người thì lấy Kiều, dựng phim Kiều, lồng nhạc vào Kiểu,... Mỗi người bàn về Truyện Kiểu dưới góc độ riêng của mình, mỗi người nghiên cứu Truyện Kiểu trên một phương diện cá nhân và mỗi người nhận được từ Truyện Kiều nhiều điều bổ ích cho minh,... Thế là xuất hiện một thực tế, ngày nay có nhiều người tham gia vào “xuất bản” Truyện Kiểu, bằng cách chọn một bản Nôm bất kỳ nào đó, rồi cũng phiên âm, cũng chú thích, nên có quá nhiều bản Kiểu Quốc ngữ khiến cho người đọc phân vân, lúng túng.
Cũng như mọi người, tôi đến với Truyện Kiều, rồi tôi tham gia bàn về Truyện Kiều. Chuyện ấy dường như ngẫu nhiên, do bạn tôi - PGS.TS. Đào Thái Tôn, tặng tôi cuốn Văn bản Truyện Kiều Nghiên cứu và thảo luận của ông, tôi mải miết đọc mà không ngờ rằng về Truyện Kiều còn nhiều vấn đề để bàn luận, thế là tôi viết một bài, rồi tôi lại viết một bài nữa,... Và tôi thật sự nhập cuộc. Dần dà tôi cũng có dăm ba bài được đăng. Năm 2003, PGS. Đào Thái Tôn đi Nga, tôi có gửi bài tôi viết về niên hiệu thứ nhất của Lê Nhân Tông và các bài có liên quan tới Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, nhờ Giáo sư góp ý, được Giáo sư ủng hộ và chúng tôi trở nên quen nhau, thư từ qua lại, nhất là trao đổi các bài viết về Truyện Kiều. Cả GS. Nguyễn Tài Cẩn và PGS. Đào Thái Tôn đều nghiên cứu Truyện Kiểu theo hướng mà Học giả Hoàng Xuân Hãn khởi xướng. Thật là ngẫu nhiên vì chính Học giả Hoàng Xuân Hãn cũng là người mở đường và đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch cổ Việt Nam mà tôi đã đi theo mấy chục năm nay và đã thu được những kết quả đáng kể.
Năm 2009, GS. Nguyễn Tài Cẩn về thăm đất nước lần cuối, tôi cùng Giáo sư đến bệnh viện thăm PGS. TS. Đào Thái Tôn – ông đang lâm bệnh nặng. Chúng tôi bàn nhau cùng ra cuốn sách với tựa đề là Nghiên cứu văn bản Truyện Kiểu theo phương pháp Hoàng Xuân Hãn.
Công việc sửa soạn (tập hợp, chuẩn bị văn bản) đang dang dở thì hai người ra đi: GS. Nguyễn Tài Cẩn mất ngày 25 tháng 2 năm 2011, PGS. Đào Thái Tôn mất ngày mồng 4 tháng 6 cùng năm. Còn lại mình tôi, tôi đành gắng sức biên tập cuốn sách này. Nhưng vì sức người có hạn, thời gian rảnh rỗi còn lại rất ít, và cũng vì vưởng bận vào một vài chuyên để khác cẩn làm gấp, nay tôi mới hoàn thành được bản thảo này.