Những anh Hùng sống mãi trong lòng dân

Tác giả : Nguyễn Quang Chánh
  • Lượt đọc : 4
  • Kích thước : 23.77 MB
  • Số trang : 159
  • Đăng lúc : 4 tháng trước
  • Số lượt tải : 75
  • Số lượt xem : 715
  • Đọc trên điện thoại :
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, xoá bỏ ách thuộc địa của thực dân. Hàng triệu người dân Việt Nam trong ngày ấy đã xin thể sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập non trẻ của nước Việt Nam. Rối phải ròng rã 30 năm sau đó với biết bao mất mắt đau thương của đồng bào và chiến sỹ cả nước, chúng ta mới giành được độc lập trọn vẹn, thống nhất được giang sơn vào ngày 30/4/1975, đánh tan hai đội quân xâm lược sừng sỏ nhất của thế giới là Pháp và Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Đã có biết bao tấm gương anh hùng của người lính ra trận trong cuộc trưởng chính gian khổ ấy mãi mãi được lưu giữ trong lòng nhân dân cả nước.

Tập sách nhỏ này của tôi lưu lại những bài viết về người thực, việc thực của những người anh hùng trong cuộc trưởng chính 30 năm đấy gian khổ ấy của dân tộc mà tôi đã từng gặp ngoài đời hoặc từng trực tiếp được nghe người thân, đồng chí, đồng đội của họ kể lại một cách chân thật. Tôi muốn ghi chép lại những câu chuyện có thật ấy để lan toả lòng yêu nước trong đông đảo người đọc, bởi ở đó, có rất nhiều chi tiết thú vị về họ lần đầu tiên được tiết lộ. Những người anh hùng vốn đã rất nổi tiếng mà không phải ai cũng có dịp được nghe họ kể về những chiến công phi thường và cả những chiến công rất thấm lặng. Các bài viết của tôi về những anh hùng của lực lượng tỉnh nhuệ Quân đội nhân dân Việt Nam, họ thầm lặng, nhưng đóng góp của họ thì vô cùng to lớn vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến. Ấy là lực lượng tình báo, đặc công và biệt động mà mỗi bài viết về họ là một câu chuyện hy sinh thầm lặng cho đất nước luôn là chủ để lôi cuốn người đọc. Làm trai thời chiến thì phải lên đường và họ mang theo tình yêu gia đình, quê hương để vào trận với sự dũng cảm tuyệt với khiến kẻ thù khiếp sợ. Ngày hoà bình thì họ lại lui về phía sau, sống một cuộc sống khiêm nhường của người lính, xứng danh anh bộ đội cụ Hồ: không bon chen, không kể công, không thu vén cho cá nhân, khiêm tốn kể lại chuyện đánh giặc giữ nước cho con cháu nghe khiến nhân dân vô cùng yêu mến và kính trọng. Anh húng phi công Nguyễn Văn Bảy khi sinh thời vẫn kế cho tôi những kỷ niệm được gặp Bác Hồ và mỗi khi nhỏ đến Bác, ông nói trong nghẹn ngào: Tôi là người con của Nam bộ thành đồng, Bác không cho tôi bay chiến đâu nữa khi tôi đã vít cổ được bảy chiếc máy bay thần sắm, con ma của Mỹ bằng chiếc máy bay tiêm kích MIG-17 vi Bác sợ rằng tôi có thể hy sinh bất cứ lúc nào, bởi khi ấy cuộc chiến ác liệt lắm. Bác muốn tôi còn sống để ngày thống nhất đất nước trở về quê hương kể cho đồng bào của mình những chiến công của người con miền Nam trên đất Bắc và chớ Bác về Đồng Tháp thăm mộ thân phụ của Bác, cụ Nguyễn Sinh Sắc. Thế mà, ngày thống nhất đất nước, tôi mới chỉ làm được một nửa ước muốn của Bác là kế cho đồng bào nghe những chiến công đánh Mỹ trên bầu trời miền Bắc, còn chờ Bác về Đồng Tháp quê tôi thấp cho cụ Nguyễn Sinh Sắc nén nhang thì tôi chưa làm được. Tôi đã tự hứa với lòng mình, ngày nào còn sống thì ngày đó mình còn thắp nén nhang biết ơn trên ngôi mộ của cụ thân sinh ra Bác trên quê hương Đồng Tháp của tôi. Với anh hùng tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) lại bộc bạch: biết bao đồng đội của tôi đã ngã xuống mà không được nhìn thấy ngày hoà bình và họ hy sinh để chúng tôi được sống qua cuộc chiến ác liệt đó thì danh hiệu anh hùng mà Nhà nước trao tặng cho tôi là trao tặng chung cho tất cả đồng đội của tôi. Tất cả họ đều là những người anh hùng đã ngà xuống hoặc đã vượt qua cuộc chiến với lòng trung thành tuyệt đối dành cho Tổ quốc để lập nên những chiến công chói lọi của ngành tỉnh bảo quốc phòng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Qua những trang viết mộc mạc trong câu chuyện kể của tôi, bạn đọc sẽ thấy những hy sinh mất mát vô cùng to lớn của người lính cụ Hồ để có được hoà bình như hôm nay. Hãy để lịch sử oai hùng giữ nước của cha ông đừng bị lãng quên theo thời gian.

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn Trần Thị Thu Thuỷ, người bạn, người đóng nghiệp quý mến của tôi đã giúp tập hợp và biên tập lại những bài viết trong cuốn sách này. Xin cảm ơn Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ để cuốn sách có thể ra mắt bạn đọc trong thời gian ngắn.
Trân trọng Thành phố Hồ Chí Minh, 8/2020