Rừng khộp mùa thay lá

Tác giả : Nguyễn Vũ Điền
  • Lượt đọc : 170
  • Kích thước : 4.83 MB
  • Số trang : 298
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 68
  • Số lượt xem : 633
  • Đọc trên điện thoại :
Lịch sử của dân tộc Việt là một dòng chảy liên tục, trải dài theo năm tháng, lúc thăng lúc trầm - dù thế nào thì tinh thần ái quốc “Tổ quốc trên hết” bao giờ cũng trường tồn, bền bỉ, không bao giờ mất đi. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên khi đúc kết tư tưởng dựng nước và giữ nước của một đất nước có hơn 4.000 năm văn hiến, nếu tóm tắt trong một hai từ, tôi nghĩ chỉ có thể “quyết chiến”. Chiến, vì sự tồn vong của tập thể cư dân luôn yêu chuộng hòa bình; chiến, vì luôn đặt nghĩa lớn phụng sự Tổ quốc lên vị trí cao nhất.
Do đó, đánh giặc ngoại xâm là một phẩm chất cao quý đã làm nên giá trị tinh thần cốt lõi người Việt. Vì lẽ đó, những ai hy sinh, bỏ mình vì Tổ quốc luôn được thế hệ đương thời, lẫn đời sau ngưỡng mộ lẫn nhớ ơn. Và đó cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ khi ấp ủ những tác phẩm tái hiện lại sự hy sinh ấy. Thiết nghĩ, một khi lịch sử được nhìn qua lăng kinh nhà văn thì khả năng đi vào tình cảm, nhận thức của người đọc có thể dễ dàng, thuận lợi hơn. Chức năng của văn hóa nghệ thuật cho phép làm nên điều kỳ diệu đó.
Ta biết, thời điểm năm 1979, ở biên giới phía Bắc là cuộc kháng chiến oanh liệt, thần kỳ chống bành trướng Trung Quốc; ở biên giới Tây Nam, người lính vừa bảo vệ, gìn giữ từng tấc đất nhưng cũng vừa thực hiện nghĩa vụ quốc tế cứu dân tộc Campuchia trước hiểm họa diệt chủng do chính nhà cầm quyền của họ gây ra trên đất nước họ.
Tuy nhiên, phải nói thật rằng, cho đến nay, đã tròn 40 năm chiến thắng biên giới Tây Nam (1979-2019) nhưng vẫn chưa có nhiều tác phẩm tái hiện lại hình ảnh, tinh thần, tâm tư của người lính trong giai đoạn ấy.
Một khi nói chưa nhiều tức vẫn có. Vâng, năm 1989, nhân chào mừng quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trở về, hầu hết trên báo chí, đặc san văn nghệ đều có thơ văn kịp thời phục vụ cho sự kiện quan trọng này. Dù các sáng tác ấy đáng quý, cần thiết nhưng do phải kịp thời đáp ứng thời sự nên không ít nhà văn, nhà thơ sau những đợt nhanh chóng đi “thực tế sáng tác” chi mới dùng lại ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”. Vì thế, đọc những gì họ cảm nhận khiến công chúng lẫn người lính chúng tôi đều cảm thấy nhẹ hều, chưa thể hiện được những sự khốc liệt và bi tráng của cuộc chiến nơi “đất khách quê người”. Một cuộc chiến chỉ có người lính đối đầu trực tiếp với kẻ thù dã man khủng khiếp, nhưng hậu phương đất Mẹ lại ở phía bên kia biên giới....