Sách Giáo Viên Hoạt Động Trải Nghiệm 3 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thể loại: Lớp 3 ;Giáo dục
Tác giả : Lưu Thu Thuỷ
  • Lượt đọc : 419
  • Kích thước : 42.39 MB
  • Số trang : 202
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 148
  • Số lượt xem : 2.036
  • Đọc trên điện thoại :
GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3

Quý thầy cô giáo kính mến,

Sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu hỗ trợ quý thầy cô trong quá trình tiến hành các hoạt động trải nghiệm cùng học sinh được thiết kế trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3.

Sách được chia thành 2 phần:

PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CHUNG bao gồm các vấn đề lí thuyết chung liên quan đến Hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học theo Chương trình Hoạt động trải nghiệm nắm trong Chương trình Giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 (Chương trình).

A – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3

Ở mục A này, nhóm tác giả trình bày rõ quan điểm biên soạn sách, bản chất của HĐTN ở Tiểu học, hướng triển khai các mạch nội dung mà Chương trình quy định được cụ thể hoá qua 9 chủ đề lớn, cấu trúc SGK, cấu trúc của một chủ đề nhỏ dành cho một tuần hoạt động trải nghiệm, đưa ra mẫu đề xuất cho kế hoạch tiến hành HĐTN ở nhà trường trong một năm học.

B – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 3

Để quý thầy cô dễ dàng tiến hành các HĐTN theo những hoạt động được đề xuất trong SGK, nhóm tác giả xin trình bày quy trình chung của các loại hình trải nghiệm, phương pháp tổ chức HĐTN và phương pháp đánh giá kết quả HĐTN.

PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 3 bao gồm các kịch bản hoạt động cụ thể cho cả 4 loại hình hoạt động đã quy định trong Chương trình được trình bày theo 3 mục A, B, C.

Mục A và B bao gồm các kịch bản chi tiết hỗ trợ cho giáo viên trong 3 loại hình HĐTN được diễn ra thường xuyên, hằng tuần, bám theo nội dung của SGK: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.

Mục C là những đề xuất kịch bản mẫu cho loại hình HĐTN mà Chương trình quy định: Câu lạc bộ học sinh và Trải nghiệm thực địa (tham quan).

A – SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Sinh hoạt dưới cờ là hoạt động trải nghiệm theo nhóm lớn, quy mô trường, cũng là cơ hội để nhà trưởng tích hợp nội dung giáo dục địa phương. Chính vì thế, những nội dung SHDC được trình bày trong SGK chỉ là những đề xuất sơ bộ. Ban giám hiệu nhà trường và các thấy có Tổng phụ trách Đội của trường dựa vào đó để điều chỉnh trình tự chủ đề, nội dung hoạt động từng tuần cho phù hợp với nội dung giáo dục của nhà trường vào từng thời điểm. GV chủ nhiệm các lớp sẽ là người thiết kế kịch bản SHDC nếu được nhà trường phân công với sự hỗ trợ của Tổng phụ trách Đội.


Nhóm tác giả để xuất 3 phương thức HĐTN cho SHDC: trình diễn sân khấu, trò chuyện theo chủ đề – giao lưu nhân vật, lễ hội và ngày hội toàn trường; từ đó đưa ra 3 mẫu kịch bản theo đề xuất chủ đề trong SGK.

Quý thầy cô có thể dễ dàng thiết kế kịch bản và dẫn dắt SHDC dựa vào những mẫu kịch bản chi tiết này và quy trình SHDC đã được trình bày trong PHẦN MỘT của SGV.

B – HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ VÀ SINH HOẠT LỚP

Hai loại hình hoạt động trải nghiệm: Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp mặc dù được đặt tên tiết hoạt động khác nhau nhưng có thể được xem là “cặp đôi” tiết trải nghiệm thống nhất diễn ra trong một tuần trọn vẹn. HĐGDTCD đưa ra các hoạt động để HS trải nghiệm cùng thầy cô, bạn bè trên lớp, từ đó có định hướng để ứng dụng các kiến thức mới, kĩ năng mới vào cuộc sống hàng ngày của các em. SHL là thời điểm phản hồi của HĐTN: HS chia sẻ với thầy cô, bạn bè những thu hoạch, cảm xúc có được qua hành động thực tế ở nhà, ngoài giờ lên lớp.

Trong mục B, nhóm tác giả đề xuất các mẫu thiết kế kịch bản chi tiết cho 35 tuần HĐTN với 35 tiết HĐGDTCĐ và 35 tiết SHL cho 9 chủ đề dựa theo 4 mạch nội dung mà Chương trình để ra. Đó là Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hưởng đến xã hội, Hoạt động hưởng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp.

Các chủ đề trong mỗi một mạch nội dung không nhất thiết phải diễn ra tuần tự mà có thể tiến hành linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, chủ đề chung của các môn học khác và nội dung giáo dục địa phương đang diễn ra cùng khoảng thời gian đó.


C – C U LẠC BỘ HỌC SINH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGOÀI LỚP HỌC, TRƯỜNG HỌC

Hoạt động Câu lạc bộ học sinh là chuỗi hoạt động dài hơi ngoài giờ học với những nhóm học sinh nhất định, vì thế với quy trình mà nhóm tác giả đưa ra ở Phần Một, GV phụ trách CLB có nhiệm vụ lên kế hoạch hoạt động cho cả học kì hoặc năm học, tùy theo điều kiện thực tế tại cơ sở. Nhóm tác giả chỉ đưa ra một kịch bản hoạt động mẫu cho một buổi sinh hoạt CLBHS để GV tham khảo.

Ngoài ra, ở mục C, nhóm tác giả cũng giới thiệu mẫu kịch bản HĐTN thực địa - kịch bản “Đến thăm một làng nghề của địa phương".

Hoạt động đi tham quan, trải nghiệm thực địa là hình thức hoạt động ngoài giờ do nhà trường chủ động sắp xếp thời gian phù hợp. Hình thức này cũng có thể được sử dụng trong khuôn khổ hoạt động của các CLBHS, trong các chuỗi hoạt động của lớp do Ban phụ huynh HS tổ chức hoặc trong kế hoạch đưa HS đi trải nghiệm thực tế của mỗi trường.

Nhóm tác giả tin tưởng rằng, với nội dung tương đối đầy đủ về lí thuyết và chi tiết về kịch bản mẫu của các tiết trải nghiệm, SGV HĐTN3 sẽ là người bạn đồng hành của quý thầy cổ trong suốt một năm học.

Kính mong quý thầy cô tiếp nhận cuốn sách này theo cách tích cực: nghĩa là đọc lí thuyết, làm theo từng bước gợi ý để thấu hiểu quy trình, từ đó có thể chủ động thiết kế những hoạt động mới, trò chơi mới phù hợp với HS của mình, nội dung giáo dục địa phương mình.

Chúng tôi xin hoan nghênh và cảm ơn những ý kiến chia sẻ, phản hồi của quý thầy cô. trong quá trình sử dụng sách.

NHÓM TÁC GIẢ

Thuộc bộ sách

Sách liên quan