"Tam tự kinh" do Vương Ứng Lân thời Nam Tống sáng tác, là sách học vỡ lòng thời xưa. Lời văn gãy gọn hài hòa, trong sáng lưu loát, đơn giản dễ hiểu, giúp ghi nhớ tốt. Sách xuất hiện từ lâu, lưu truyền rộng rãi, nội dung coi trọng giáo dục, kể nhiều chuyện lịch sử. Ngày nay vẫn có thể để tham khảo.
Sách được biên soạn để dạy vỡ lòng cho con trẻ thời Trung Quốc xưa. Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức. Mở đầu cuốn sách là đạo lý "Nhân chi sơ, tính bổn Thiện"[2]... đến những đạo lý dạy dỗ làm người "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý"[3], Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường,.. Đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử của Trung Quốc, qua từ ngữ ngắn gọn, súc tích có vần có điệu. Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người.
Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau:
1- Từ "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" (人之初,性本善) đến "Nhân bất học, bất tri nghĩa" (人不學,不知義): nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
2- Từ "Vi nhân tử, phương thiếu thời" (為人子,方少時) đến "Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn" (首孝弟,次見聞): dạy cho các em phải hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em.
3- Từ "Tri mỗ số, thức mỗ văn" (知某數,識某文) đến "Thử thập nghĩa, nhân sở đồng" (此十義,人所同): dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc...
4- Từ "Phàm huấn mông, tu giảng cứu" (凡訓蒙,須講究) đến "Văn Trung Tử, cập Lão Trang" (文中子,及老莊): giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử.
5- Từ "Kinh tử thông, độc chư sử" (經子通,讀諸史) đến "Tải trị loạn, tri hưng suy" (載治亂,知興衰): trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại Trung Quốc.
6- Từ "Độc sứ giả, khảo thực lục" (讀史者,考實錄) đến "Giới chi tai, nghi miễn lực" (戒之哉,宜勉力): giới thiệu những gương hiếu học điển hình cho các em noi theo.
***
Tác giả "Bách gia tính" hiện vẫn chưa rõ là ai, sách xuất hiện vào những năm đầu thời Bắc Tống.
Bách gia tính (chữ Hán: 百家姓, nghĩa là họ của trăm nhà) là một văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc. Văn bản này được soạn vào đầu thời Tống. Ban đầu danh sách có 411 họ, sau đó tăng lên 504 họ, gồm 444 họ đơn (chỉ gồm một chữ, ví dụ Triệu, Hồ,...) và 60 họ kép (gồm hai chữ, ví dụ Tư Mã, Gia Cát,...). Hiện nay có khoảng 800 họ phát sinh từ văn bản gốc này[2].
Đây là thể thơ vần 8 chữ. Thứ tự không xếp theo sự phổ biến của từng họ, mà theo như học giả đời Tống Vương Minh Thanh (王明清), các họ đầu tiên được nói tới trong danh sách là họ của các gia tộc quan trọng của triều đình phong kiến lúc đó, trước hết là Triệu (趙) - họ của các hoàng đế nhà Tống, sau đó là Tiền (錢) - họ của các vua nước Ngô Việt, Tôn (孫) - họ của chính phi Ngô Việt vương và Lý (李) - họ của các vua nước Nam Đường. Bốn họ tiếp theo sau đó - Chu (周), Ngô (吳), Trịnh (鄭), Vương(王) - là họ bốn người vợ khác của Tiền Thục, vua Ngô Việt cuối cùng.
Toàn bộ văn bản được xếp vần điệu và có thể đọc lên như một bài thơ 4 chữ một câu, vì vậy đôi khi trẻ em Trung Quốc sử dụng tác phẩm này để học vỡ lòng bên cạnh cuốn Tam tự kinh.
***
"Thần đồng thi" do Uông Chu thời Bắc Tống biên soạn.
Thần Đồng Thi là tập thơ có 45 bài dành cho trẻ em do Uông Thù 汪洙, tự Đức Ôn 德温 thời Bắc Tống trước tác. Ông làm theo thể ngũ ngôn
tứ tuyệt Đường Luật.
Xưa ở nước ta các cụ gọi là Ấu Học Ngũ Ngôn Thi 幼學五言詩. Ngoài 45 bài nói trên, qua sưu tầm thấy có nhiều bài hay nhưng không rõ tác giả. Nay xin thống kê lại, lần lượt cập nhật lên và đặt chung vào tập Ấu Học Ngũ Ngôn Thi này để phân biệt với tập thơ của Uông Thù.
***
"Thiên tự văn" do Chu Hưng Tự thời Nam triều sáng tác. "Thiên tự văn" ghi chép chuyện lịch sử, bắt đầu từ Thái Viêm cho đến cuối đời Thanh. Sách này có ghi thêm bốn kiểu chữ để độc giả tập đọc cho quen lối viết "Chân, Thảo, Triện, Lệ".
Việc sáng tác được tương truyền rằng Lương Võ Đế ra lệnh cho Ân Thiết Thạch chép lại một ngàn từ không trùng lặp trên văn bia do Vương Hi Chi王羲之- một nhà Thư pháp tài hoa bật nhất Trung Hoa thời Đông Tấn – viết để cho các hoàng tử lấy đó học tập.
Nhưng do các chữ đều rời rạc, không liền nhau, cho nên ông cho gọi Châu Hưng Tự và bảo rằng: “Khanh có tài, hãy giúp ta vần bài này.” Chu Hưng Tự bỏ ra một đêm để biên soạn lại và dâng lên cho Võ Đế. Từ đó xuất hiện “Thiên Tự Văn” (bản văn đúng một ngàn chữ, một ngàn từ vựng) truyền đến ngày nay.
Trong Thiên Tự Văn có nhiều vế đối tinh tế, mạch lạc rõ ràng, có chất thi ca, khiến người người thán phục. Câu văn tự nhiên như lời nói, dễ đọc dễ nhớ, là cuốn sách vỡ lòng dành cho trẻ con.
Ngoài việc học từ sách Thiên Tự Văn, ngày nay các Nhà Thư Pháp thường dùng bản văn này để luyện tập thư pháp.
Toàn văn chia làm 25 đoạn và phân thành sáu phần, xin lấy các chữ trong mỗi câu đầu để đặt tựa.
Sách được biên soạn để dạy vỡ lòng cho con trẻ thời Trung Quốc xưa. Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức. Mở đầu cuốn sách là đạo lý "Nhân chi sơ, tính bổn Thiện"[2]... đến những đạo lý dạy dỗ làm người "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý"[3], Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường,.. Đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử của Trung Quốc, qua từ ngữ ngắn gọn, súc tích có vần có điệu. Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người.
Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau:
1- Từ "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" (人之初,性本善) đến "Nhân bất học, bất tri nghĩa" (人不學,不知義): nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
2- Từ "Vi nhân tử, phương thiếu thời" (為人子,方少時) đến "Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn" (首孝弟,次見聞): dạy cho các em phải hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em.
3- Từ "Tri mỗ số, thức mỗ văn" (知某數,識某文) đến "Thử thập nghĩa, nhân sở đồng" (此十義,人所同): dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc...
4- Từ "Phàm huấn mông, tu giảng cứu" (凡訓蒙,須講究) đến "Văn Trung Tử, cập Lão Trang" (文中子,及老莊): giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử.
5- Từ "Kinh tử thông, độc chư sử" (經子通,讀諸史) đến "Tải trị loạn, tri hưng suy" (載治亂,知興衰): trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại Trung Quốc.
6- Từ "Độc sứ giả, khảo thực lục" (讀史者,考實錄) đến "Giới chi tai, nghi miễn lực" (戒之哉,宜勉力): giới thiệu những gương hiếu học điển hình cho các em noi theo.
***
Tác giả "Bách gia tính" hiện vẫn chưa rõ là ai, sách xuất hiện vào những năm đầu thời Bắc Tống.
Bách gia tính (chữ Hán: 百家姓, nghĩa là họ của trăm nhà) là một văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc. Văn bản này được soạn vào đầu thời Tống. Ban đầu danh sách có 411 họ, sau đó tăng lên 504 họ, gồm 444 họ đơn (chỉ gồm một chữ, ví dụ Triệu, Hồ,...) và 60 họ kép (gồm hai chữ, ví dụ Tư Mã, Gia Cát,...). Hiện nay có khoảng 800 họ phát sinh từ văn bản gốc này[2].
Đây là thể thơ vần 8 chữ. Thứ tự không xếp theo sự phổ biến của từng họ, mà theo như học giả đời Tống Vương Minh Thanh (王明清), các họ đầu tiên được nói tới trong danh sách là họ của các gia tộc quan trọng của triều đình phong kiến lúc đó, trước hết là Triệu (趙) - họ của các hoàng đế nhà Tống, sau đó là Tiền (錢) - họ của các vua nước Ngô Việt, Tôn (孫) - họ của chính phi Ngô Việt vương và Lý (李) - họ của các vua nước Nam Đường. Bốn họ tiếp theo sau đó - Chu (周), Ngô (吳), Trịnh (鄭), Vương(王) - là họ bốn người vợ khác của Tiền Thục, vua Ngô Việt cuối cùng.
Toàn bộ văn bản được xếp vần điệu và có thể đọc lên như một bài thơ 4 chữ một câu, vì vậy đôi khi trẻ em Trung Quốc sử dụng tác phẩm này để học vỡ lòng bên cạnh cuốn Tam tự kinh.
***
"Thần đồng thi" do Uông Chu thời Bắc Tống biên soạn.
Thần Đồng Thi là tập thơ có 45 bài dành cho trẻ em do Uông Thù 汪洙, tự Đức Ôn 德温 thời Bắc Tống trước tác. Ông làm theo thể ngũ ngôn
tứ tuyệt Đường Luật.
Xưa ở nước ta các cụ gọi là Ấu Học Ngũ Ngôn Thi 幼學五言詩. Ngoài 45 bài nói trên, qua sưu tầm thấy có nhiều bài hay nhưng không rõ tác giả. Nay xin thống kê lại, lần lượt cập nhật lên và đặt chung vào tập Ấu Học Ngũ Ngôn Thi này để phân biệt với tập thơ của Uông Thù.
***
"Thiên tự văn" do Chu Hưng Tự thời Nam triều sáng tác. "Thiên tự văn" ghi chép chuyện lịch sử, bắt đầu từ Thái Viêm cho đến cuối đời Thanh. Sách này có ghi thêm bốn kiểu chữ để độc giả tập đọc cho quen lối viết "Chân, Thảo, Triện, Lệ".
Việc sáng tác được tương truyền rằng Lương Võ Đế ra lệnh cho Ân Thiết Thạch chép lại một ngàn từ không trùng lặp trên văn bia do Vương Hi Chi王羲之- một nhà Thư pháp tài hoa bật nhất Trung Hoa thời Đông Tấn – viết để cho các hoàng tử lấy đó học tập.
Nhưng do các chữ đều rời rạc, không liền nhau, cho nên ông cho gọi Châu Hưng Tự và bảo rằng: “Khanh có tài, hãy giúp ta vần bài này.” Chu Hưng Tự bỏ ra một đêm để biên soạn lại và dâng lên cho Võ Đế. Từ đó xuất hiện “Thiên Tự Văn” (bản văn đúng một ngàn chữ, một ngàn từ vựng) truyền đến ngày nay.
Trong Thiên Tự Văn có nhiều vế đối tinh tế, mạch lạc rõ ràng, có chất thi ca, khiến người người thán phục. Câu văn tự nhiên như lời nói, dễ đọc dễ nhớ, là cuốn sách vỡ lòng dành cho trẻ con.
Ngoài việc học từ sách Thiên Tự Văn, ngày nay các Nhà Thư Pháp thường dùng bản văn này để luyện tập thư pháp.
Toàn văn chia làm 25 đoạn và phân thành sáu phần, xin lấy các chữ trong mỗi câu đầu để đặt tựa.