Sổ Tay Hàng Hải Tập 2

Tác giả : Tiếu Văn Kinh
  • Lượt đọc : 561
  • Kích thước : 27.93 MB
  • Số trang : 1111
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 778
  • Số lượt xem : 4.064
  • Đọc trên điện thoại :
"Sổ tay hàng hải", được biên soạn chủ yếu căn cứ yêu cầu Chương trình mẫu (Model Courese), theo STCW của IMO cho cấp quản lý và cấp vận hành ngành boong, tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu được xuất bản trong và ngoài nước.
Ngành Hàng Hải đã có những bước phát triển vượt bậc, hàng loạt những kiến thức mới, những yêu cầu mới về an toàn, an ninh Hàng Hải và bảo vệ môi trường biển đã cao hơn rất nhiều. Những phát hiện mới về quy luật hoạt động của đại dương và những kết cấu con tàu, những phương thức vận tải biển mới đã ra đời; Những điều luật mới, công ước mới được các tổ chức Hàng Hải Quốc tế và Việt Nam ban hành. Đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã làm thay đổi phương thức thông tin và trang thiết bị Hàng Hải truyền thống trên tàu.

Là một trong những người mang hết sức lực hướng trọn đời mình cho hoạt động của ngành Hàng Hải nước nhà, tác giả luôn băn khoăn, luôn trăn trở và mong ước có một tập sách đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất để phục vụ cho nghề đi biển. Cuốn "Sổ tay Hàng Hải" được bổ sung hàng loạt những kiến thức mới, những cập nhất mới nhất của ngành Hàng Hải Quốc tế và Việt Nam. Đây thật sự là một công trình khoa học lớn.

Cuốn sách là một tập tài liệu thiết thực cho các cấp quản lý và cấp vận hành ngành boong, các kĩ sư, các thuyền viên và sinh viên ngành Hàng Hải.
Tập 2 bao gồm

Mục lục:
Lời nói đầu
Phần V: Điều động tàu
Chương 25: Các yếu tố ảnh hưởng điều động tàu
Chương 26: Neo và Lai dắt
Chương 27: Điều động quay đầu, cặp và rời cầu cảng hoặc phao
Chương 28: Điều động các loại tàu đặc biệt
Chương 29: Điều động tàu trong các tình huống đặc biệt

Phần VI: Lý thuyết tàu biển
Chương 30: Tàu biển và các thông số chủ yếu
Chương 31: Ổn tính của tàu và phương pháp tính toán
Chương 32: Tính toán mớn nước của tàu
Chương 33: Sức bền thân tàu và sức bền cục bộ
Chương 34: Tính nổi tai nạn và ổn tính tai nạn

Phần VII: Vận chuyển các loại hàng hoá
Chương 35: Đảm bảo chất lượng vận chuyển hàng hoá
Chương 36: Vận chuyển hàng nguy hiểm và hàng hoá đặc biệt
Chương 37: Vận chuyển hàng hạt rời và hàng rời thể rắn
Chương 38: Vận chuyển Contennơ
Chuơng 39: Vận chuyển xô hàng lỏng

Phần VIII: Vận tải biển ngoại thương
Chương 40: Luật thương mại quốc tế và nghiệp vụ vận tải biển ngoại thương
Chương 41: Các quy định của luật pháp quốc tế về vận tải tàu chợ
Chương 42: Hợp đồng thuê tàu
Chương 43: Cứu hộ trên biển
Chương 44: Tổn thất chung
Chương 45: Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm của chủ tàu
Chương 46: Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự do ô nhiễm biển
Chương 47: Bảo hiển hàng hải
Chương 48: Tai nạn, sự cố tàu và khiếu nại hàng hoá

Phần IX: Phân cấp, duy trì cấp tàu, quản lý giấy chứng nhận, hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm...
Chương 49: Quản lý giấy chứng nhận, tài liệu, ấn phẩm, hồ sơ trên các loại tàu biển chạy quốc tế
Chương 50: Phân cấp tàu biển và nội dung kiểm tra duy trì cấp tàu

Phụ lục 1: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu (1999)
Phụ lục 2: Mẫu thư thương mại, kháng cáo, khiếu nại...
Phụ lục 3: Ý nghĩa các thuật ngữ viết tắt trong vận tải biển (Shipping Abbreviations)
Sách tham khảo

Thuộc bộ sách