Suy Tưởng

Thể loại: Triết Học
Tác giả : Nguyễn Trần Bạt
  • Lượt đọc : 469
  • Kích thước : 3.67 MB
  • Số trang : 418
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 507
  • Số lượt xem : 3.772
  • Đọc trên điện thoại :
Chúng ta đang đứng trước một thế giới thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ. Nhiều vấn đề vốn trước đây thuộc của riêng quốc gia thì nay trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Ngược lại có không ít vấn đề trong quan niệm quen thuộc của nhiều người dường như không dính dáng gì đến sự hưng vong của quốc gia, thì nay chúng ta phải đối mặt ngày ngày vừa như cơ may, vừa như một thách thức. Những phân biệt rạch ròi giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… giờ đây trở nên xa lạ hơn bao giờ hết bởi chúng không giúp nhận thức, giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh.

Trong khi thế giới ngày càng đa dạng về mọi mặt, ngày càng chằng chịt những mối quan hệ riêng tư, ngày càng đề cao những giá trị cá nhân, thì cũng trong cái thế giới ấy chưa bao giờ sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các lợi ích, các hình thái quan hệ; giữa các cá nhân, các cộng đồng, dân tộc, quốc gia hay thậm chí giữa các khu vực… trở nên quan trọng đến thế, mang ý nghĩa sông còn đến thế. Quan trọng vì nó gắn liền với sự tồn tại, hòa bình, phát triển và thịnh vượng… là mơ ước mang tính toàn cầu ngày nay. Chỉ đơn cử vấn đề nghèo đói, môi trường hay chống khủng bố. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một trong ba vấn đề bức xúc và nổi cộm nhau ấy mà không cần đến sự liên kết mang tính toàn cầu. Nhưng ngay cả khi có sự, liên kết chặt chẽ thì vẫn cần một nhận thức tỉnh táo và khoa học về căn nguyên của những thảm họa trên… Rồi hiện tượng tưởng như đối nghịch giữa giầu có và sự xuống cấp của nhiều giá trị vốn là hậu quả của nghèo khổ; giữa một thế giới được kiểm soát gắt gao về an ninh với cảm giác bất an đang gia tăng; giữa bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự toàn cầu hóa triệt để, giữa chủ quyền quốc gia và sự mất dần ranh giới các đường biên; giữa sự phụ thuộc không thể tránh khỏi và quyền độc lập tự chủ của các nước chậm phát triển với các cường quốc…

Tất cả những điều vừa nêu đều được đề cập trong cuốn sách mà chúng tôi đang muốn giới thiệu cùng quý độc giả. Mức độ tiếp cận ở từng vấn đề có sự khác nhau về tính độc đáo, sự sâu sắc, khả năng phát hiện, phân tích… và chắc chắn sẽ gây tranh cãi nhưng có thể nói trước rằng chúng rất đáng trân trọng đến thế, mang ý nghĩa sống còn đến thế. Quan trọng vì nó gắn liền với sự tồn tại, hòa bình, phát triển và thịnh vượng… là mơ ước mang tính toàn cầu ngày nay. Chỉ đơn cử vấn đề nghèo đói, môi trường hay chống khủng bố. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một trong ba vấn đề bức xúc và nổi cộm nhau ấy mà không cần đến sự liên kết mang tính toàn cầu. Nhưng ngay cả khi có sự, liên kết chặt chẽ thì vẫn cần một nhận thức tỉnh táo và khoa học về căn nguyên của những thảm họa trên… Rồi hiện tượng tưởng như đối nghịch giữa giầu có và sự xuống cấp của nhiều giá trị vốn là hậu quả của nghèo khổ; giữa một thế giới được kiểm soát gắt gao về an ninh với cảm giác bất an đang gia tăng; giữa bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự toàn cầu hóa triệt để, giữa chủ quyền quốc gia và sự mất dần ranh giới các đường biên; giữa sự phụ thuộc không thể tránh khỏi và quyền độc lập tự chủ của các nước chậm phát triển với các cường quốc…

Tất cả những điều vừa nêu đều được đề cập trong cuốn sách mà chúng tôi đang muốn giới thiệu cùng quý độc giả. Mức độ tiếp cận ở từng vấn đề có sự khác nhau về tính độc đáo, sự sâu sắc, khả năng phát hiện, phân tích và chắc chắn sẽ gây tranh cãi nhưng có thể nói trước rằng chúng rất đáng trân trọng, trước hết ở thái độ khoa học và lương tri của một trí thức. Phải nêu lên một thực tế là, những vấn đề như vậy thường khiến nhiều người ngại ngùng chạm tới bởi nhiều lý do. Thứ nhất, vì nó khá mạo hiểm, cả trên phương diện chính trị lẫn tri thức. Thứ nữa nó rất phức tạp, lại dễ gây nhàm chán ngay từ khi đặt vấn đề nếu tác giả không có một trí tuệ hấp dẫn, không biết tạo ra một không khí đối thoại khoa học, không đưa ra được những ý tưởng độc đáo, không đủ tự tin vào bản thân mình. Và nếu có thể kể thêm lý do thì chính là từ lâu chúng ta cứ một dần thói quen đơn độc suy nghĩ, suy nghĩ một cách không vụ lợi, suy nghĩ cho tương lai…

Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch – Tổng giám đốc Investconsult Group, tác giả của công trình khá công phu này, thuộc số những người còn coi suy nghĩ như một cái nghiệp của mình. Nhiều trang viết của ông có sức hấp dẫn vượt khỏi khuôn khổ một bài nghiên cứu bình thường. Tác giả cũng cho thấy ông không ngại đụng chạm đến cả những vấn đề nhạy cảm, không ngại đưa ra những chủ kiến, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chúng mà không né tránh hoặc phụ hoạ. Nhưng có lẽ điều đáng nói hơn lại ở chỗ ông luôn tìm cách gắn những vấn đề như vậy với tiến trình mở cửa, hội nhập, phát triển để mục tiêu cuối cùng là thịnh vượng của Việt Nam; cố gắng đặt chúng trong những mối tương quan cụ thể nhằm tìm xem yếu tố nào là từ thuận lợi, yếu tố nào tác động tiêu cực trên tiến trình vươn lên của người Việt. Chỉ riêng nỗ lực chân thành như vậy đã rất đáng được ghi nhận. Chính điều đó cũng là lý do khích lệ chúng tôi trong việc đưa cuốn sách đến với bạn đọc.