Kinh Bát Đại Nhân Giác được hiểu nôm na là “Tám điều giác ngộ của các bậc Bồ tát” hay “Tám điều giác ngộ của các bậc thượng nhân”. Khi phân tích ứng dụng bài kinh này, chúng tôi sẽ không chú trọng đến lịch sử và nhân bản học của nó trong lịch sử Tam Tạng, mà chỉ nhấn mạnh đến góc độ ứng dụng từ việc khai thác nội dung súc tích của bản kinh.
Nếu áp dụng kinh vào cuộc sống thì giá trị trải nghiệm của nó sẽ cao, do đó ta khỏi bận tâm nhiều đến việc so sánh đối chiếu giữa kinh này với những kinh khác.
Gọi “Tám điều giác ngộ”, nhưng thực ra mỗi điều lại chứa nhiều minh triết khác, do đó học một điều trong tám điều cũng có thể giúp chúng ta trở thành bậc giác ngộ nếu như sự trải nghiệm của chúng ta trọn vẹn, thấu đáo, có phương pháp và đến nơi đến chốn.
Trong kho tạng kinh điển bằng chữ Hán, kinh Bát Đại Nhân Giác thuộc bài 779 của Đại Chánh Tăng Tu Đại Tạng kinh, được thái tử An Thế Cao dịch vào năm 148 tây lịch. An Thế Cao là một vị cao tăng, sau khi giác ngộ nền minh triết của Phật giáo, ông từ bỏ ngôi vua, trở thành một nhà sư và là thái tử của nước An Tức, một phần thuộc về Ba Tư, một phần thuộc về lãnh thổ A Phú Hãn, tức Afghanistan ngày nay
Nếu áp dụng kinh vào cuộc sống thì giá trị trải nghiệm của nó sẽ cao, do đó ta khỏi bận tâm nhiều đến việc so sánh đối chiếu giữa kinh này với những kinh khác.
Gọi “Tám điều giác ngộ”, nhưng thực ra mỗi điều lại chứa nhiều minh triết khác, do đó học một điều trong tám điều cũng có thể giúp chúng ta trở thành bậc giác ngộ nếu như sự trải nghiệm của chúng ta trọn vẹn, thấu đáo, có phương pháp và đến nơi đến chốn.
Trong kho tạng kinh điển bằng chữ Hán, kinh Bát Đại Nhân Giác thuộc bài 779 của Đại Chánh Tăng Tu Đại Tạng kinh, được thái tử An Thế Cao dịch vào năm 148 tây lịch. An Thế Cao là một vị cao tăng, sau khi giác ngộ nền minh triết của Phật giáo, ông từ bỏ ngôi vua, trở thành một nhà sư và là thái tử của nước An Tức, một phần thuộc về Ba Tư, một phần thuộc về lãnh thổ A Phú Hãn, tức Afghanistan ngày nay