Tâm Thức, Bản Ngã và Xã Hội

Tác giả : George Herbert Mead
  • Lượt đọc : 302
  • Kích thước : 12.28 MB
  • Số trang : 496
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 292
  • Số lượt xem : 1.697
  • Đọc trên điện thoại :
"Tôi ý thức được rằng tất cả nỗ lực tập thể của chúng tôi sẽ không thể tạo nên một cuốn sách mà chúng tôi ao ước Mead có thể viết nó. Nhưng không có điều gì cho thấy ao ước của chúng tôi có thể toại nguyện với một trước tác được viết từ tay ông. Việc ông không phải là một tác giả hệ thống bởi lẽ ông bao giờ cũng dấn mình vào việc xây dựng hệ thống. Tư tưởng của ông vô cùng phong phú trong sự phát triển nội tại để cho phép ông sắp xếp các ý tưởng của mình một cách trật tự. Tài năng kiệt xuất của ông tỏa sáng rực rỡ nhất khi ở trên giảng đường. Có lẽ, một cuốn sách như tập sách này - đầy tính gợi mở, sâu sắc, chưa hoàn tất, mang tính đàm thoại - là hình thức phù hợp nhất cho các tư tưởng của ông; hình thức này có thể đưa đông đảo bạn đọc vào không gian, thời gian và bước vào cuộc phiêu lưu của những ý tưởng (để dùng cách nói của Whitehead) mà hơn 30 năm qua đã làm cho một lượng thính giả phải chăm chú trong các bài giảng của Mead về tâm lí học xã hội".

(Trích Lời tựa)

Tâm lí học xã hội, như là một quy tắc, làm việc với các pha (phase) khác nhau của kinh nghiệm xã hội từ lập trường tâm lí học về kinh nghiệm cá nhân. Hướng tiếp cận mà tôi muốn đề xuất đó là làm việc với kinh nghiệm từ lập trường về xã hội, ít nhất từ lập trường về sự giao tiếp như là cốt yếu đối với trật tự xã hội. Tâm lí học xã hội, theo quan điểm ấy, tiền giả định một sự tiếp cận đối với kinh nghiệm từ lập trường về cá nhân, nhưng cụ thể hứa hẹn sẽ đánh giá lập trường vốn thuộc về kinh nghiệm này bởi vì bản thân cá nhân thuộc về một cấu trúc xã hội, một trật tự xã hội.

Không có đường phân tuyến quá rõ nét nào giữa tâm lí học xã hội và tâm lí học cá nhân. Nhất là tâm lí học xã hội quan tâm đến hệ quả tác động của nhóm xã hội trong việc xác định kinh nghiệm và sự hành xử của cá nhân thành viên. Nếu ta bỏ qua quan niệm về một linh hồn bản thể được phú bẩm cùng với bản ngã của cá nhân ngay từ khi ra đời, ta ắt có thể nhìn sự phát triển của bản ngã và sự tự ý thức của cá nhân ấy như là vấn đề đặc biệt của nhà tâm lí học xã hội.

(Trích Phần I: Quan điểm của thuyết hành vi xã hội)