Thiết Kế Công Trình Bảo Vệ Bờ, Đê

Tác giả : Tôn Thất Vĩnh
  • Lượt đọc : 108
  • Kích thước : 9.36 MB
  • Số trang : 424
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 42
  • Số lượt xem : 474
  • Đọc trên điện thoại :
LỜI MỞ ĐẦU

Việt nam có 2 đồng bằng lớn sông Hồng, sông Cửu long và đồng bằng hẹp dài ven biển các tỉnh miền trung là những đồng bằng thấp thường hay bị uy hiếp rủi ro thiệt hại ngập lụt do lũ hay nước biển dâng do bão. Để là công trình phòng chống chủ yếu được xây dựng từ lâu đời và không ngừng củng cố. Ngày nay cả nước có trên 7 ngàn km đê, trong đó khoảng 5 ngàn km đê sông và 2 ngàn km đê biển không kể dẻ bao vùng đồng bằng nam bộ. Để bảo vệ đê, kè chống sạt lở bờ sông và bờ biển cũng được xây dựng. Đặc biệt những năm gần dây kẻ xây dựng nhiều do kết hợp bảo vệ đất, nhà cửa. hải đảo và cho giao thông thuỷ, căng.

Tổ chức củng cố đê kè và hộ để sửa chữa khẩn cấp chúng ta có nhiều kinh nghiệm. Nhưng thiết kế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay và tương lai nên cần tiếp cận kiểu thức mới từ các kết quả đúc rút từ kinh nghiệm, nghiên cứu quá tính toán cụ thể. Kiến thức đề kè này được áp dụng và phổ biến rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển như Hà lan, Mỹ, Anh v,v...

Mục đích của cuốn sách này là chuyển tải, cung cấp các kiến thức mới cũng như kinh nghiệm cần cho công tác thiết kế công trình bảo vệ bờ (bờ sông và bờ biển). đê có thể hữu ích cho các kỹ sư thiết kế, các cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý, nhà nghiên cứu, giảng dạy. Nội dung sách không chỉ đề cập các chỉ dẫn thiết kế mà còn nhắc lại các kiến thức căn bản về kỹ thuật sông ngòi, tương tác dòng chảy và bùn cát, cơ học đất cần cho kỹ sư thiết kế nâng cao sự hiểu biết để lựa lựa chọn giải pháp hợp lý. Những năm gần đây môi trường xã hội quan tâm, nên nghiên cứu thể hiện bằng quan điểm nhận thức của người thiết kế.. trong sử dụng vật liệu hoặc hình thức kết cấu phù hợp với cảnh quan. Cây cỏ là “vật liệu sống’ trong nhiều trường hợp có tác dụng tốt để bảo vệ đê, bờ chống xói lở ở nước có khí hậu nóng ẩm như nước ta thích hợp cho điều kiện cả cây sinh trưởng thay vì lạm dụng bê tông.

Vì sông ngòi, biển và đê điều là vấn đề phức tạp trong một cuốn sách không thể để cập đầy đủ cho mục đích thiết kế. Mặt khác hiểu biết của tác giả về lĩnh vực trên còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên tác giả hy vọng rằng nội dung của cuốn sách sẽ giúp làm sáng tỏ các quy định nêu trong các tiêu chuẩn nhà nước về thiết kế đê sông, đê biển và công trình bảo vệ bờ, để phòng chống lũ lụt.

Nhân xuất bản cuốn sách này xin cảm ơn Krystian W.Pilarczyk, nhà khoa học, tác giả của nhiều sách đã trao đổi tài liệu liên quan về công trình bảo vệ bờ và chỉnh trị sông.

Tác giả