Dịch Trang Tử là một công việc không phải dễ. Là vì muốn dịch được Trang Tử ít ra phải có ba điều kiện sau đây: phải thâm Hán tự (nhất là về cổ ngữ); phải nắm được yếu chỉ của cái học Lão Trang; và, phải biết đọc Trang ngoài văn tự.
Như vậy, quyết chắc chưa có một ai dám tin tưởng rằng mình đã có đủ điều kiện để dịch Trang Tử. Nhất là với cái trình độ Hán học do công phu tự học của dịch giả, thì làm gì đảm nhiệm cái việc làm mà chỉ riêng có những bậc tinh thâm Hán học, hay khoa bảng xuất thần mới làm nổi mà thôi!
Nhưng, với lòng hiếu học, dịch giả đã tạm giải quyết được mọi trở ngại.
Dịch Trang Tử, chẳng qua là một phương pháp tự học của dịch giả từ thuở nhỏ. Phàm đọc sách về Kinh, Truyện, hễ gặp đoạn nào hay mà khúc mắc, thường hay đem mà phiên dịch ra quốc văn. Là để tự bắt buộc phải đọc cho thật kỹ và thấu đáo, không cho sót một chữ nào mà ta còn hiểu mập mờ, chưa lột được tinh thần của nó. Những khi gặp trở ngại lớn lao, thì lại được
cùng các bậc thâm nho bàn góp và gỡ rối, nhất là, được đấng từ thân chỉ dạy tận tường. Như thế, lâu ngày bản dịch thành hình.
Cũng như bản dịch Lão Tử Đạo Đức Kinh, bản dịch nầy cũng khởi thảo cùng một lúc vào khoảng 1935 và đã được đăng tải trong báo Nay khoảng 1937.
Hôm nay, đem cho xuất bản cũng không ngoài mục đích cầu học, chân thành mong được các bậc cao minh Đạo học chỉ dạy thêm cho những chỗ sai lầm và thiếu sót mà dĩ nhiên không làm sao tránh khỏi.
Như vậy, quyết chắc chưa có một ai dám tin tưởng rằng mình đã có đủ điều kiện để dịch Trang Tử. Nhất là với cái trình độ Hán học do công phu tự học của dịch giả, thì làm gì đảm nhiệm cái việc làm mà chỉ riêng có những bậc tinh thâm Hán học, hay khoa bảng xuất thần mới làm nổi mà thôi!
Nhưng, với lòng hiếu học, dịch giả đã tạm giải quyết được mọi trở ngại.
Dịch Trang Tử, chẳng qua là một phương pháp tự học của dịch giả từ thuở nhỏ. Phàm đọc sách về Kinh, Truyện, hễ gặp đoạn nào hay mà khúc mắc, thường hay đem mà phiên dịch ra quốc văn. Là để tự bắt buộc phải đọc cho thật kỹ và thấu đáo, không cho sót một chữ nào mà ta còn hiểu mập mờ, chưa lột được tinh thần của nó. Những khi gặp trở ngại lớn lao, thì lại được
cùng các bậc thâm nho bàn góp và gỡ rối, nhất là, được đấng từ thân chỉ dạy tận tường. Như thế, lâu ngày bản dịch thành hình.
Cũng như bản dịch Lão Tử Đạo Đức Kinh, bản dịch nầy cũng khởi thảo cùng một lúc vào khoảng 1935 và đã được đăng tải trong báo Nay khoảng 1937.
Hôm nay, đem cho xuất bản cũng không ngoài mục đích cầu học, chân thành mong được các bậc cao minh Đạo học chỉ dạy thêm cho những chỗ sai lầm và thiếu sót mà dĩ nhiên không làm sao tránh khỏi.