Triết học Trung Hoa

Thể loại: Triết Học
Tác giả : Max KaltenMark
  • Lượt đọc : 317
  • Kích thước : 1.59 MB
  • Số trang : 140
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 309
  • Số lượt xem : 2.869
  • Đọc trên điện thoại :
Tiển Hán thư còn giữ một danh mục các quyển sách được biên soạn vào khoảng năm thứ 6 trước Công nguyên, trong đó các quyển sách của Thư viện Hoàng gia được xếp thành 7 loại. Loại thứ nhất là những tác phẩm cần thiết để giáo dục tầng lớp nho sĩ: trong số này, những tác phẩm được đánh giá cao nhất gồm những quyển đã được Khổng tử chọn, được coi là đại diện lý tưởng của cổ nhân trong tất cả tính hoàn mỹ của nó, những quyển khác được xem như là tác phẩm của chính nhà hiền triết lỗi lạc. Các tác phẩm thuộc lớp thứ nhất này được gọi là Kinh, thường được dịch là Kinh điển.Trong loại thứ hai là những tác phẩm của các nhà văn (tử), những nhà triết học hay bác học được xếp thành những “trường phái” (gia) trong đó những trường phái chính là: Nho gia, tức là những tác giả Nho giáo (trong số này có Mạnh tử, lúc bấy giờ vẫn chưa được xếp vào loại Kinh); Đạo gia nghĩa là Đạo giáo triết học được đại diện chủ yếu bởi Lão tử và Trang tử, Âm Dương gia, loại sách rất lý thuyết, tập hợp những tác phẩm (tất cả đều không còn), bàn đến hững chủ đề rất đa dạng như triết học lịch sử, lịch tháp và các kỹ thuật bói toán; Pháp gia, tiêu biểu bởi Hàn Phi tử, Danh gia, tập hợp các nhà logic học và các nhà ngụy biện; Mặc gia; cuối cùng là một trường phải gọi là Tạp gia, trong đó có hai tác phẩm quan trọng tổng hợp các ý kiến và các hiểu biết vào cuối thời kỳ cổ điển là Lã Thị xuân thu và Hoài Nam tử, Chính các tác phẩm hiện còn của hai bộ phận này, nói khác đi của các “Kinh” và các “Tử làm thành những cội nguồn chính của mọi sự nghiên cứu về tự tưởng Trung Hoa cổ đại. Là công trình của các nhà thư mục học, sự phân loại các nhà tư tưởng thành “trường phái” chắc chắn không hoàn toàn phù hợp với thực tế cổ xưa. Nhưng chúng ta cũng chỉ biết rất ít về vị trí trong thực tế của các “trường phái” triết học. Chắc chắn có những nhóm tôn sử và môn đệ ít nhiều quan trọng về mặt số lượng, hay tương đối nhất thời xét về mặt truyền thống. Những người quan trọng nhất và có ý thức nhất là những người cho mình theo lời giảng dạy của Khổng tử và Mặc tử; còn về các tác giả khác như các Đạo gia và các Pháp gia thì không chắc họ cảm thấy mình có thuộc cùng một “trường phái” hay không.