Trông Lên Rất Đẹp

Tác giả : Vương Sóc
  • Lượt đọc : 331
  • Kích thước : 1.69 MB
  • Số trang : 353
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 57
  • Số lượt xem : 1.182
  • Đọc trên điện thoại :
Trông lên rất đẹp được Vương Sóc ra để tưởng niệm thời tuổi thơ của mình. Đó là câu chuyện về khoảng thời gian từ 3 tuổi đến 8 tuổi của một đứa bé trai ở một nơi rất đặc biệt.

Phương Thương Thương sinh vào năm 1960, khi mà cả đất nước Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc Cách mạng Văn hóa rầm rộ. Không có thời gian để chăm sóc con, bố mẹ cậu bé đã gửi cậu vào một trường quản dưỡng nội trú. Ở đây, trẻ em bị thiết quân luật chặt chẽ bỡi những cô giáo giáo điều và đôi khi tàn nhẫn.

Nhưng Phương Thương Thương là một trường hợp khiến họ cũng lắm lúc không khỏi đau đầu. Cậu bé sinh ra đã cứng đầu, lập dị. Những sinh hoạt hằng ngày nơi cái trại lính nhi đồng đó đã diễn ra hết sức đa dạng, bé nhỏ nhưng vô cùng sống động. Tất cả đã tương tác với tính cách của Phương Thương Thương, tạo nên những suy ngẫm trẻ thơ, những cú sốc, những vết thương. Từ đó, không khí của thời đại tiền Cách mạng Văn hóa được khắc họa sâu sắc, chất chứa những câu hỏi về sự hình thành ra nhân cách con người trong thế kìm hãm, mất tự do của bản ngã. Thêm một tác phẩm nữa từ một thế hệ nhà văn mới của Trung Quốc, những người không tin gì cả, cười nhạo tất cả…
***
Vương Sóc sinh năm 1958 tại Bắc Kinh trong một gia đình quân nhân. Năm 1976, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Vương Sóc đi bộ đội, làm y tá ở một đơn vị hải quân. Năm 1978 tác phẩm đầu tay “Chờ đợi” ra đời. Năm 1980 ông được điều về toà soạn tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”. Sau khi phục viên ông về công tác ở Công ty Dược. Năm 1984, Vương Sóc xin thôi việc, làm nhà văn tự do, chuyên viết tiểu thuyết, kịch bản phim, tuỳ bút và phê bình văn học. Năm 1992, Văn tập Vương Sóc ra đời, gồm 4 cuốn, 31 loại, 1 triệu 60 vạn chữ. Tác phẩm chủ yếu của Vương Sóc là “Cô gái hàng không”, “Mất đứt tình yêu của tôi”, “Một nửa là ngọn lửa, một nửa là nước biển”, “Nổi lên mặt biển”, “Nghiền cho đã rồi chết”, “Chúa gàn”, “Chơi nhưng mà hồi hộp”, “Tao là bố mày”, “Ðộng vật hung dữ”, “Xin chớ coi tớ là người”... Nhiều tiểu thuyết của Vương Sóc đã chuyển thành kịch bản phim như “Khát Vọng”, “Câu chuyện ở ban biên tập”, “Anh không phải là người thường”, “Yêu em không thương lượng”.... Văn của Vương Sóc hóm hỉnh, dí dỏm, phóng túng, thường hay dùng ngôn ngữ lưu hành ở đô thị, tự xưng là “tiểu thuyết mang mùi vị đô thị mới”.

Sau một thời gian bảy năm gác bút đi buôn, lập công ty làm kinh tế, tháng 3 năm 1999, Vương Sóc lại xuất hiện trên Văn đàn với tác phẩm hoàn toàn khác trước: “Trông vào đẹp lắm” có độ dài 233.000 chữ, do Nhà xuất bản Hoa Nghệ xuất bản lần đầu 200.000 cuốn. Tháng 8 năm 2000, Vương Sóc lại cho ra cuốn phê bình tiểu luận: “Người đẹp bỏ tôi thuốc bùa mê”, dài 100.000 chữ do Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang xuất bản, in lần đầu 200.000 cuốn.