Những kẻ văn minh đạt giải thưởng Goncourt vào năm 1905, nhưng công chúng cũng như độc giả có học thức không biết gì về tác giả Claude Farrere và cuốn tiểu thuyết. "Những kẻ văn minh", đó là thực dân, những người phải mang cái gánh nặng của người da trắng mà Kipling ca tụng: Văn minh, ít nhất là của họ. Vì khí hậu của Sài Gòn và Hà Nội, vì thuốc phiện, những nhân vật chính của cuốn sách phải đối mặt với một sự từ bỏ bi quan, thậm chí còn hoài nghi, những giá trị truyền thống: đạo đức, pháp luật. Cuốn tiểu thuyết này khi mới ra đời đã rất gây tranh cãi. Đây cũng là một giải Goncourt kì lạ vì tiểu thuyết này có hình ảnh của loại sách làm người ta hư hỏng, của loại tiểu thuyết hủy hoại sự trong trắng.
***
Claude Farrère, bút danh của Frédéric - Charles Bargone (1876 - 1957), là một tiểu thuyết gia người Pháp với những tác phẩm có bối cảnh ngoài nước Pháp như Istanbul, Sài Gòn và Nagasaki.
Một trong những tác phẩm của ông là Những kẻ văn minh (Les civilisés) đã đoạt giải Goncourt năm 1905. Ngày 26 tháng 3 năm 1935, ông được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp.
Ban đầu giống như cha mình, một đại tá bộ binh từng hoạt động tại các thuộc địa của Pháp, ông gia nhập học viện hải quân năm 1894, thăng chức trung úy vào năm 1906 và đại úy năm 1918. Vào năm 1919, ông từ chức để tập trung vào nghiệp viết văn.
Các tác phẩm của ông phần lớn không được chú ý, kể cả với độc giả Pháp. Tuy nhiên ông vẫn là một trong những tác giả lớn của nền văn học Đông Dương tại Pháp cùng với các tên tuổi như Malraux, Duras, Dorgelès, Viollis..
***
Claude Farrère, bút danh của Frédéric - Charles Bargone (1876 - 1957), là một tiểu thuyết gia người Pháp với những tác phẩm có bối cảnh ngoài nước Pháp như Istanbul, Sài Gòn và Nagasaki.
Một trong những tác phẩm của ông là Những kẻ văn minh (Les civilisés) đã đoạt giải Goncourt năm 1905. Ngày 26 tháng 3 năm 1935, ông được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp.
Ban đầu giống như cha mình, một đại tá bộ binh từng hoạt động tại các thuộc địa của Pháp, ông gia nhập học viện hải quân năm 1894, thăng chức trung úy vào năm 1906 và đại úy năm 1918. Vào năm 1919, ông từ chức để tập trung vào nghiệp viết văn.
Các tác phẩm của ông phần lớn không được chú ý, kể cả với độc giả Pháp. Tuy nhiên ông vẫn là một trong những tác giả lớn của nền văn học Đông Dương tại Pháp cùng với các tên tuổi như Malraux, Duras, Dorgelès, Viollis..