Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ

Tác giả : Park Seung Oh
  • Lượt đọc : 18
  • Kích thước : 35.47 MB
  • Số trang : 242
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 349
  • Số lượt xem : 1.826
  • Đọc trên điện thoại :
Thật tốt, vì cuốn sách này đã được xuất bản. Ý tôi, “tốt” nghĩa là “tôi thực sự hài lòng” với cuốn sách này. Không biết từ bao giờ tôi đã tự coi mình là “Suối nguồn ước mơ”, “Chuyện gia đào tạo về ước mơ” và rồi sống cùng với cái tên “Nhà truyền giáo về ước mơ”. Thế nên thỉnh thoảng được tiếp cận với những cuốn sách dành cho thanh thiếu niên, tôi đều rất vui. Huống hồ lần này lại được viết lời giới thiệu cho một cuốn sách tuyệt vời như thế này, đối với tôi quả thật không vinh dự nào bằng. Trong lòng cảm thấy vừa vui mừng, vừa hạnh phúc như thể được gặp lại người bạn cũ vốn nhung nhớ từ lâu.
Cuốn sách kích thích trí tò mò ngay từ cái tên. Trong vài năm gần đây, “ước mơ” chính là từ khóa xuất hiện nhiều nhất ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các phương tiện truyền hình. Như vậy đủ để ta hiểu “ước mơ” có tầm quan trọng như thế nào. Lý do ta nhắc đến “ước mơ” nhiều như vậy chính là bởi nó cần thiết đối với con em chúng ta. Nhưng tác giả của cuốn sách này lại đặt một cái tên bất thường: Vẫn ổn thôi, hể ca khi bạn không có ước mơ. Điều này càng khiến độc giả cảm thấy tò mò.
lớp trẻ của chúng ta dạng đánh mất linh hồn bởi tỷ lệ “chọi” đầu vào các trường và áp lực điểm số quá khắc nghiệt. Thậm chí, ngay cả những đứa trẻ ấp ủ ước mơ riêng cũng không dễ gì đạt được. Vậy vì lý do gì mà tác giả lại khẳng định rất chắc chắn “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ”? Tác giả đưa ra từng luận điểm để cho thấy cái gọi là “ước mơ” mà người lớn trong xã hội chúng ta đang ngày ngày bắt ép bọn trẻ phải nghe theo không hề đúng.
Trước tiên, ta phải nói rằng “nghề nghiệp” không đồng nghĩa với “ước mơ”. “Ước mơ” thực sự hoàn toàn khác. Về điều này, cuốn sách đã chia ước mơ thành hai phần rạch ròi để giải thích: danh từ “ước mơ” (nghề nghiệp muốn có) và động từ “mơ ước” (điều thực sự muốn làm thông qua nghề nghiệp đó). Với tôi, cách chia này rất hợp lý. Ta có thể hiểu được câu mà ngày nay nhiều người vẫn thường nói “Mơ ước vượt ra ngoài ước mơ” với cùng logic ấy.