Những năm cuối cùng của triều Thanh và nhân vật Từ Hy Thái hậu, sử liệu để lại quá nhiều, sách viết không đếm xuể; gần đây điện ảnh, vô tuyến truyền hình ở Đại lục, Đài Loan, Hồng Kông xuất hiện liên tục, người sắm vai Từ Hy không ít, lớn thì siêu sao Lưu Hiểu Khánh, nhỏ cũng là những ngôi sao mới mọc. Hàng tỉ độc gia trở thành khán giả. Các nhà văn đua nhau viết, đủ thể loại. Mỗi người chọn một thể loại. Khai thác một mặt, phong cách mỗi người một vẻ.
Cuốn sách này mang tên là “Cấm cung diễm sử” cũng là có ý riêng. Bởi lẽ, tác gia của những loại hình trên, phần lớn dựa vào tư liệu, hồ sơ... thậm chí cả hồ sơ gốc trong cung nhà Thanh, rồi từ đó mà chọn lọc, thêm bớt, hư cấu, miêu tả; văn phong tùy theo từng thể loại và cá tính người viết. Nói chung đều là những tác phẩm nghiêm túc, công phu, nhưng dù sao vẫn phải dựa vào sách vở và thông qua chủ quan của người viết.
Lần này, dưới tay bạn đọc lại có một cuốn viết về Từ Hy và bí mật trong cung cấm vào thời Thanh mạt. Nhưng có nhiều chỗ đại đồng tiểu dị.
Trước hết là do tác giả.
Tác giả sinh năm 1912 người dân tộc Mãn, họ Diệp Hách Nhan Trát (thị) tên là Nghi Dân, họ gần với Từ Hy Diệp Hách Na Lạp (thị) sau Từ Hy hai đời, gọi bà ta là bà cô. Cha ông là Dục Thái từng làm Đốc biện phủ Nội vụ trong cung triều Thanh, bác là Dục Hiền từng làm Tuần phủ Sơn Đông, Sơn Tây. Bố vợ là Ân Bồi từng làm Tổng quản của phủ Khanh Thân vương. Thời tre trong gia đình cất giấu nhiều bút tích, ghi chép tỉ mỉ xác thực, lại thường có nhiều bậc quý hiển của triều Thanh lui tới trò chuyện, vì thế
mà biết được nhiều sự thật trong cung cấm. Vào những năm 30, tác giả từng giữ chức trưởng ban báo chí A Đông Bắc Bình, chủ bút tờ “Dân cường báo” hiện là nhà nghiên cứu suốt đời cho Viện Văn sử Bắc Kinh, đã cho ra đời nhiều cuốn “Bí mật cung cấm”.
Tác giả hiện còn sống, một ông già tám mươi thông thái từng trải, mắt thấy tai nghe những chuyện “người thực việc thực” mà ghi lại. Đó là điều đáng quý. Hơn nữa, với một thời đại sóng gió, sự liệu phong phú, nhân vật đông đúc như thế, có thể viết nên những bộ trường thiên hàng chục tập, nhưng tác giả chỉ gói gọn trong ba bốn trăm trang, đủ biết tác giả đã chọn lọc đến chừng nào. Mặt khác, tác giả chọn cách viết chương hồi theo truyền thống tiểu thuyết của Trung Quốc, chi tiết chọn lọc, lời văn giản dị, chỉ mấy dòng đã lột tả được tính cách từng người, cách dựng cảnh sinh động, không bình luận theo chủ quan, mà vẫn bộc lộ được tư tưởng của tác giả.
Vì vậy, khi cuốn sách ra đời, từ Đài Loan, Hồng Kông đã gửi thư liên hệ xin được xuất bản cuốn sách này.
Đề từ cho cuốn sách, tác giả Dã Mãng đã ghi:
Khuyến quân thư hải thả lưu bộ
Ảnh thị khán bãi độc thử thư
Tạm dịch:
Khuyên ai dạo gót qua rừng sách
Xem chán phim rồi đọc sách này.
Sau cùng, xin nói thêm một chút. Người dịch cuốn sách này có bậc đồng tộc tiền bối là Ông Đồng Hòa, đại thần và là thầy dạy của Hoàng đế Quang Tự, một học giả, một người trung thực nhưng cũng bị một tấn bi kịch do bàn tay của Từ Hy, cho nên cũng có biết ít nhiều về thời kì đó.
Âu cũng là chút duyên.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Hà Nội mùa thu 1999
***
Ngày 29 tháng 11 năm 1835 (tức ngày mồng 10 tháng 10 năm Đạo Quang thứ 15), sáng sớm, trong dinh thự của một họ tộc Mãn Thanh là Diệp Hách Na Lạp thị ở Phương Gia Viên phía đông thành Bắc Kinh, phu nhân của Diệp Hách Na Lạp Huệ Trưng là Phú Sát thị đang chuyển dạ. Lúc bấy giờ Huệ Trưng sắp ở vào tuổi “nhi lập”, mừng không biết để đâu cho hết, thầm khấn trời cầu phật ban cho mình một quý tử. Tiếng Phú Sát thị kêu thất thanh “ôi đau quá, đau chết mất thôi” mỗi lúc một thê thảm hơn.
Cuốn sách này mang tên là “Cấm cung diễm sử” cũng là có ý riêng. Bởi lẽ, tác gia của những loại hình trên, phần lớn dựa vào tư liệu, hồ sơ... thậm chí cả hồ sơ gốc trong cung nhà Thanh, rồi từ đó mà chọn lọc, thêm bớt, hư cấu, miêu tả; văn phong tùy theo từng thể loại và cá tính người viết. Nói chung đều là những tác phẩm nghiêm túc, công phu, nhưng dù sao vẫn phải dựa vào sách vở và thông qua chủ quan của người viết.
Lần này, dưới tay bạn đọc lại có một cuốn viết về Từ Hy và bí mật trong cung cấm vào thời Thanh mạt. Nhưng có nhiều chỗ đại đồng tiểu dị.
Trước hết là do tác giả.
Tác giả sinh năm 1912 người dân tộc Mãn, họ Diệp Hách Nhan Trát (thị) tên là Nghi Dân, họ gần với Từ Hy Diệp Hách Na Lạp (thị) sau Từ Hy hai đời, gọi bà ta là bà cô. Cha ông là Dục Thái từng làm Đốc biện phủ Nội vụ trong cung triều Thanh, bác là Dục Hiền từng làm Tuần phủ Sơn Đông, Sơn Tây. Bố vợ là Ân Bồi từng làm Tổng quản của phủ Khanh Thân vương. Thời tre trong gia đình cất giấu nhiều bút tích, ghi chép tỉ mỉ xác thực, lại thường có nhiều bậc quý hiển của triều Thanh lui tới trò chuyện, vì thế
mà biết được nhiều sự thật trong cung cấm. Vào những năm 30, tác giả từng giữ chức trưởng ban báo chí A Đông Bắc Bình, chủ bút tờ “Dân cường báo” hiện là nhà nghiên cứu suốt đời cho Viện Văn sử Bắc Kinh, đã cho ra đời nhiều cuốn “Bí mật cung cấm”.
Tác giả hiện còn sống, một ông già tám mươi thông thái từng trải, mắt thấy tai nghe những chuyện “người thực việc thực” mà ghi lại. Đó là điều đáng quý. Hơn nữa, với một thời đại sóng gió, sự liệu phong phú, nhân vật đông đúc như thế, có thể viết nên những bộ trường thiên hàng chục tập, nhưng tác giả chỉ gói gọn trong ba bốn trăm trang, đủ biết tác giả đã chọn lọc đến chừng nào. Mặt khác, tác giả chọn cách viết chương hồi theo truyền thống tiểu thuyết của Trung Quốc, chi tiết chọn lọc, lời văn giản dị, chỉ mấy dòng đã lột tả được tính cách từng người, cách dựng cảnh sinh động, không bình luận theo chủ quan, mà vẫn bộc lộ được tư tưởng của tác giả.
Vì vậy, khi cuốn sách ra đời, từ Đài Loan, Hồng Kông đã gửi thư liên hệ xin được xuất bản cuốn sách này.
Đề từ cho cuốn sách, tác giả Dã Mãng đã ghi:
Khuyến quân thư hải thả lưu bộ
Ảnh thị khán bãi độc thử thư
Tạm dịch:
Khuyên ai dạo gót qua rừng sách
Xem chán phim rồi đọc sách này.
Sau cùng, xin nói thêm một chút. Người dịch cuốn sách này có bậc đồng tộc tiền bối là Ông Đồng Hòa, đại thần và là thầy dạy của Hoàng đế Quang Tự, một học giả, một người trung thực nhưng cũng bị một tấn bi kịch do bàn tay của Từ Hy, cho nên cũng có biết ít nhiều về thời kì đó.
Âu cũng là chút duyên.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Hà Nội mùa thu 1999
***
Ngày 29 tháng 11 năm 1835 (tức ngày mồng 10 tháng 10 năm Đạo Quang thứ 15), sáng sớm, trong dinh thự của một họ tộc Mãn Thanh là Diệp Hách Na Lạp thị ở Phương Gia Viên phía đông thành Bắc Kinh, phu nhân của Diệp Hách Na Lạp Huệ Trưng là Phú Sát thị đang chuyển dạ. Lúc bấy giờ Huệ Trưng sắp ở vào tuổi “nhi lập”, mừng không biết để đâu cho hết, thầm khấn trời cầu phật ban cho mình một quý tử. Tiếng Phú Sát thị kêu thất thanh “ôi đau quá, đau chết mất thôi” mỗi lúc một thê thảm hơn.