Tác phẩm Con Đường Đói Khổ của tác giả Ben Okri người Nigeria, dựa trên huyền thoại dân gian Yoruba về Abiku (hay Spirit child), là câu chuyện của đứa con lộn (chết đi rồi cứ lại tái sinh vô số kiếp). Cuốn tiểu thuyết được kể qua cái nhìn của Azaro, một đứa trẻ con lộn luôn xoay xở để giữ một chân trong cõi giới những bóng ma, mặc dù đến cuối truyện, người đọc bị thấm đẫm bởi số lượng mênh mông của mùi, vị và lối dệt cảm xúc của đời thường...
Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, Con Đường Đói Khổ được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực, giữa cõi tâm linh và cuộc sống đói khổ của những người nghèo trên một vùng thuộc đất nước Nigeria.
Cuốn tiểu thuyết được thuật lại bằng ngôi thứ nhất. Người tường thuật duy trì mối liên lạc của cậu bé với cõi giới của bóng ma qua sự chết đi, không chỉ một lần mà nhiều lần. Với một chuỗi hình ảnh gây sửng sốt, Con Đường Đói Khổ được đọc như một tác phẩm thơ sử thi, và nó thực sự đã mang được phương diện thơ sử thi vào văn xuôi. Người đọc được dẫn dắt liên tục giữa cái hư và cái thực, giữa cõi tâm linh và cuộc sống đói khổ của những người nghèo trên một vùng thuộc đất nước Nigeria.