Trên cả nước ta hiện nay có năm thành phố lớn trực thuộc trung ương. Trong đó, vùng đất vốn xưa kia là xứ Đàng Trong đã có đến ba thành phố lớn với sự phát triển hết sức năng động. Thực tể đó không phải là sự ngẫu nhiên mà xuất phát từ một nền tảng kinh tế - xã hội đã hình thành từ nhiều thế kỷ trước.
Nghiên cứu lịch sử dân tộc vào những thế kỷ XVII - XVIII, ai cũng có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai vùng miền đất nước mà lịch sử gọi là Đàng Ngoài - Đàng Trong.
Từ hai châu Ô, Lý Chế Mân dùng làm sính lễ cưới Huyền Trân vào đầu thế kỷ XIV đã trở thành trấn Thuận Quảng, miền biên viễn của Đại Việt giữa thế kỷ XVI mà Nguyễn Hoàng đã chọn làm lối thoát cho mình trước sự rắp tâm trừ khử của người anh rể với quyền lực đầy mình, như một vết dầu loang mở mang bờ cõi về phương Nam trong suốt thời kỳ tồn tại của các chúa Nguyễn, để rồi một xứ Đàng Trong trù phú đã hình thành.
Như một lẽ đương nhiên, các chúa Nguyễn không thể không vươn dài tầm kiểm soát của mình trước những cơ hội xem ra khá thuận lợi về cả ba yếu tố Thiên - Địa - Nhân để có được một tiềm lực đủ sức đối phó với họ Trịnh ở phía Bắc đang hùng hổ ngày đêm muốn “ăn tươi nuốt sống” mình. Và cũng như một lẽ thường tình “cá gặp nước” các chúa Nguyễn đã mặc sức vẫy vùng, tạo nên một Đàng Trong mang đẩy tính đặc thù, không giống những gì có tính khuôn mẫu, truyền thống lâu đời như ở Đàng Ngoài của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh. Ở vùng đất vốn hoang nhàn nhưng rộng mênh mông bát ngát này, với những con người đang cố vùng vẫy, thoát khỏi sự kim tỏa của nhà nước phong kiến, những kẻ “tha phương cầu thực” chẳng biết sợ là gì, những người Hoa từ phương Bắc xa xôi đến đây xin cư trú vì lý do chính trị, và cả những người Khmer được xem là cư dân bản địa đang sống rải rác ở vùng châu thổ Cửu Long.... họ là những con người vốn “thích tự do” mà đến đây sinh sống... Tự sâu thẳm đã có điều gì khác hẳn trong mỗi con người cộng với mỗi sinh ở vùng đất này đã tạo nên nhiều sự khác biệt với những vùng đất khác.
Sự cộng hưởng của những yếu tố trên đã hình thành nên những đặc thù về kinh tế - xã hội của xứ Đàng Trong suốt hơn hai thế kỷ để rồi nó được xem là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội và cả văn hóa nữa ở những thời kỳ sau.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII là một đề tài thực sự hấp dẫn và lôi cuốn nhiều người. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có thể nhận thức đúng đắn lịch sử dân tộc ở thời kỳ chế độ phong kiến hình thành, phát triển với những nét chung cũng như đặc thù từng giai đoạn. Đặc biệt giúp chúng ta xóa bỏ những cái nhìn định kiến trong việc đánh giá công lao và tội trạng của các cá nhân, các tập đoàn phong kiến trong lịch sử dân tộc mà đã có thời chúng ta rất nặng nề, cực đoan trong cách nhìn nhận lịch sử.
Nghiên cứu lịch sử dân tộc vào những thế kỷ XVII - XVIII, ai cũng có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai vùng miền đất nước mà lịch sử gọi là Đàng Ngoài - Đàng Trong.
Từ hai châu Ô, Lý Chế Mân dùng làm sính lễ cưới Huyền Trân vào đầu thế kỷ XIV đã trở thành trấn Thuận Quảng, miền biên viễn của Đại Việt giữa thế kỷ XVI mà Nguyễn Hoàng đã chọn làm lối thoát cho mình trước sự rắp tâm trừ khử của người anh rể với quyền lực đầy mình, như một vết dầu loang mở mang bờ cõi về phương Nam trong suốt thời kỳ tồn tại của các chúa Nguyễn, để rồi một xứ Đàng Trong trù phú đã hình thành.
Như một lẽ đương nhiên, các chúa Nguyễn không thể không vươn dài tầm kiểm soát của mình trước những cơ hội xem ra khá thuận lợi về cả ba yếu tố Thiên - Địa - Nhân để có được một tiềm lực đủ sức đối phó với họ Trịnh ở phía Bắc đang hùng hổ ngày đêm muốn “ăn tươi nuốt sống” mình. Và cũng như một lẽ thường tình “cá gặp nước” các chúa Nguyễn đã mặc sức vẫy vùng, tạo nên một Đàng Trong mang đẩy tính đặc thù, không giống những gì có tính khuôn mẫu, truyền thống lâu đời như ở Đàng Ngoài của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh. Ở vùng đất vốn hoang nhàn nhưng rộng mênh mông bát ngát này, với những con người đang cố vùng vẫy, thoát khỏi sự kim tỏa của nhà nước phong kiến, những kẻ “tha phương cầu thực” chẳng biết sợ là gì, những người Hoa từ phương Bắc xa xôi đến đây xin cư trú vì lý do chính trị, và cả những người Khmer được xem là cư dân bản địa đang sống rải rác ở vùng châu thổ Cửu Long.... họ là những con người vốn “thích tự do” mà đến đây sinh sống... Tự sâu thẳm đã có điều gì khác hẳn trong mỗi con người cộng với mỗi sinh ở vùng đất này đã tạo nên nhiều sự khác biệt với những vùng đất khác.
Sự cộng hưởng của những yếu tố trên đã hình thành nên những đặc thù về kinh tế - xã hội của xứ Đàng Trong suốt hơn hai thế kỷ để rồi nó được xem là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội và cả văn hóa nữa ở những thời kỳ sau.
Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII là một đề tài thực sự hấp dẫn và lôi cuốn nhiều người. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có thể nhận thức đúng đắn lịch sử dân tộc ở thời kỳ chế độ phong kiến hình thành, phát triển với những nét chung cũng như đặc thù từng giai đoạn. Đặc biệt giúp chúng ta xóa bỏ những cái nhìn định kiến trong việc đánh giá công lao và tội trạng của các cá nhân, các tập đoàn phong kiến trong lịch sử dân tộc mà đã có thời chúng ta rất nặng nề, cực đoan trong cách nhìn nhận lịch sử.