Địch Gia Bát Án

Tác giả : Robert Van Gulik
  • Lượt đọc : 447
  • Kích thước : 1.40 MB
  • Số trang : 254
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 245
  • Số lượt xem : 1.420
  • Đọc trên điện thoại :
Địch Gia Bát Án là một tác phẩm rất đặc biệt trong Series Địch Công kỳ án. Đây là tuyển tập 8 vụ án riêng lẻ nhưng cũng được coi là đáng nhớ nhất trong sự nghiệp quan án xuất chúng của Địch Công cùng các trợ thủ đắc lực là Hồng Sư gia, Mã Vinh và Kiều Thái trong suốt một thập kỷ ông làm quan án tại bốn huyện lỵ khác nhau của vương triều Đại Đường. Từ nghi án phản quốc của một viên Đại tướng khi đối diện sinh tử nơi sa trường với đám mọi rợ Thát Đát ở biên giới phía Tây cho tới vụ sát hại một thi sĩ cô đơn trong lương đình ở Hán Nguyên. Bằng khả năng phán đoán nhanh nhạy và suy luận tài tình, Địch Công không chỉ giúp người dân giải oan, vạch trần tội lỗi của những kẻ ác nhân mà còn tương trợ cho những vị tường đang đối diện sinh tử nơi sa trường, góp phần giữ vững biên cương Đại Đường, giữ vững quốc gia thái bình, thịnh thế.
***
Robert Van Gulik (1910-1967) là một nhà Đông phương học uyên thâm, từng học Pháp luật và Ngôn ngữ phương Đông tại Hà Lan; năm 1935 nhận học vị tiến sĩ nhờ công trình nghiên cứu về Ấn Độ, Tây Tạng (Trung Quốc) và Viễn Đông. Những năm tiếp theo, liên tục làm công việc của một quan chức ngoại giao tại Trùng Khánh, Nam Kinh (Trung Quốc), Tôkyô (Nhật Bản) và một số nước khác; cuối đời trở thành đại sứ Hà Lan tại Nhật Bản. Ông là tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng về văn hóa phương Đông, như “Trung Quốc cổ đại cầm học”, “Kê Khang cầm phú”, “Trung Quốc hội họa giám thưởng”, “Địch công án”, “Xuân mộng tỏa ngôn”, “Bí hí đồ khảo”, Trung Quốc cổ đại phòng nội khảo”…

Celebrated Cases of Judge Dee (Địch Công Án/ Những cuộc điều tra của quan Địch) gồm 16 tập. Một loại tiểu thuyết trinh thám - công án về quan án Địch Công được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của tể tướng Địch Nhân Kiệt (630 - 700) một nhân vật có thật sống vào đời nhà Đường thế kỷ thứ VII. Sinh tại Tĩnh Châu, phủ Thái Nguyên (Sơn Tây) Địch Nhân Kiệt đã làm quan tại các địa phương dưới các chức vụ huyện lệnh, Pháp tào Tham quân, Tuần phủ,Thứ sử. Năm 47 tuổi ông về kinh đô Trường An làm Đại lý thừa Tự khanh rồi lần lượt được thăng lên Thị ngự sử, Thị lang bộ Công, thượng Thư tả thừa, hai lần làm Trung thư lệnh (tể tướng) và đô đốc dưới quyền nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Phẩm chất đạo đức và tài phá án của ông đã được người đời ca tụng sủng ái đến mức như huyền thoại. Không những là người có hiểu biết về pháp luật, về tâm lý con người, Địch Công còn biết cả kiếm thuật, võ thuật lẫn chữa bệnh, một quan toà cổ đại Trung Quốc mang dáng dấp của Sherlock Holmes... Cùng với bốn hộ vệ mưu trí, dũng cảm, xả thân vì chủ như Hồng Lương, Mã Tôn, Triệu Thái và Tào Can - những giang hồ hảo hán được ông giác ngộ và cho đi theo, Địch Công đã phá được rất nhiều vụ án ly kỳ. Robert Van Gulik cũng khéo léo đưa vào bộ tiểu thuyết trinh thám này những nét văn hóa, lịch sử, phong tục của Trung Quốc.
***
Địch Công kỳ án là bộ tiểu thuyết 16 tập thuộc dòng trinh thám quan án. Nội dung tác phẩm xoay quanh nhân vật Địch Nhân Kiệt và các trợ thủ thân tín, cùng những vụ kỳ án muôn màu muôn vẻ ông đã phá giải trên hành trình thăng tiến từ một Huyện lệnh lên đến chức Tể tướng.

Có thể nói, tác giả đã hội tụ và đúc kết những gì tinh hoa nhất của hai dòng trinh thám phương Đông và phương Tây vào kiệt tác Địch Công kỳ án. Bộ tiểu thuyết được viết theo phong cách đậm chất duy lý, đồng thời cũng là tác phẩm trinh thám phương Tây đầu tiên đi theo mô tuýp trinh thám quan án và mang lại sức sống mới cho dòng trinh thám đậm chất phương Đông này. Nhờ vậy mà đến tận bây giờ, Địch Công kỳ án vẫn giữ vị trí độc tôn đặc biệt, là tác phẩm thành công nhất trong dòng trinh thám quan án.
***
Tình ơi đau đớn làm chỉ
Để cho nhi nữ chia ly với chàng
Trời cao số kiếp bẽ bàng
Gieo chi ác bệnh, hai hàng lệ rơi
Thuyền quyên giấc mộng chơi vơi
Xuân sang em bước, người ơi đi cùng...
-Tùng Vũ-

Vụ án này xảy ra vào năm 663 sau Công nguyên, khi Địch Công chỉ vừa mới chính thức nhậm chức tại địa phương đầu tiên trong sự nghiệp làm quan án là Huyện lệnh huyện Bồng Lai được một tuần, đây là chức vị một mình một cõi cai quản vùng đất xa xôi hẻo lánh ờ bờ biển Đông Bắc của vương triều Đại Đường, Trung Quốc. Ngay sau khi chân ướt chân ráo đến nhận nhiệm sở mới, ông đã phải đối mặt với ba tội ác bí ẩn được đề cập ở tập “Hoàng kim án” trong cùng bộ tiểu thuyết “Địch Công kỳ án”. Câu chuyện đó diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp đóng thuyền đang phát triển thịnh vượng tại Bồng Lai, dưới sự chi phối của Diệp Thủ Bôn, một chủ thuyền giàu có. Còn câu chuyện này khai màn tại nha sảnh của Địch Công trong nha phủ, nơi ông đang họp bàn với Diệp Thủ Bôn và hai nam nhân khác. Họ vừa kết thúc cuộc thảo luận dài hơi xoay quanh đề xuất của Địch Công về việc chuyển ngành đóng thuyền về dưới sự kiểm soát của triều đình.
“À, thưa chư vị,” Địch Công mỉm cười hài lòng nói với ba vị khách, “ta nghĩ đã đủ thông tin để đưa ra quyết định rồi.”
Cuộc hội bàn ở nha sảnh của Địch Công đã bắt đầu từ giữa giờ Mùi, hiện đã quá giờ Thân. Nhưng ông nghĩ ngần ấy thời gian đã được sử dụng hữu ích.
“Các quy tắc chúng ta dự thảo dường như đã chu toàn cho mọi sự kiện ngẫu nhiên có thể xảy ra,” họ Hồ bình phẩm bằng một giọng điệu chắc nịch. Y là một nam nhân trung niên, ăn vận nhã nhặn, vốn là Lục sự của Thượng thư Bộ Hình, nay đã hồi hưu. Nhìn sang Hạ Minh, gã chủ thuyền giàu có ngồi bên phải mình, y nói thêm:
“Hạ tiên sinh, chắc ông sẽ đồng ý rằng nghị ước của chúng ta đã giải quyết hợp tình hợp lý sự bất đồng giữa ông với Diệp tiên sinh đây.”
Hạ Minh nhăn nhó mặt mày. “Công bằng là một từ hay,” hắn lãnh đạm nói, “nhưng là một thương nhân, ta thích từ lợi tức hơn nhiều! Nếu ta được trao quyền tự do cạnh tranh với bằng hữu Diệp đây, kết quả có thể không hoàn toàn công bằng đâu... nhưng sẽ mang lại nhiều lợi tức... cho ta!”
“Ngành nghề đóng thuyền ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh.” Địch Công nhận xét vẻ kiên quyết. “Triều đình không cho phép độc quyền tư nhân. Chúng ta đã dành cả buổi trưa cho vấn đề này, và nhờ vào lời tư vấn kỹ thuật tuyệt vời của Hồ tiên sinh, mà giờ đây chúng ta đã soạn được nghị ước này rất rõ ràng và chi tiết nhằm nêu bật những quy tắc mà các chủ thuyền phải phục tùng. Ta mong cả hai ông nhất nhất tuân theo chúng.”
Diệp Thủ Bôn chậm rãi gật đầu. Địch Công thích thương nhân ma mãnh nhưng thành thật này. Ông đánh giá Hạ Minh thấp hơn, ông biết hắn không hề phản đối các giao dịch mờ ám, lại còn phóng đãng, ham mê tửu sắc. Địch Công ra hiệu cho nha dịch châm đầy các chén trà, rồi ông tựa lưng vào ghế. Ngày hôm nay đã rất nóng nực, nhưng giờ thì một cơn gió nhẹ mát lành thổi qua, thoảng đưa hương mộc lan thơm ngát bên ngoài cửa sổ lan tỏa khắp nha sảnh.
Họ Diệp đặt chén trà xuống, liếc mắt ra hiệu cho hai nam nhân kia. Đã đến lúc họ nên cáo từ rồi.
Đột nhiên cánh cửa mở ra và Hồng Sư gia, lão quân sư tin cẩn của Địch Công bước vào. Lão tiến lại gần án thư và nói:
“Bẩm đại nhân, có người muốn cầu kiến ngài, nói là có chuyện khẩn cấp.”
Địch Công nhận ra ánh nhìn đầy ngụ ý của Sư gia, “Xin cáo lỗi, ta có việc một chút,” ông nói với ba vị khách rồi đứng lên và theo lão Hồng ra ngoài.
Khi họ đã ra đến hành lang, Hồng Sư gia hạ giọng nói với Địch Công:
“Đó là quản gia của Hồ tiên sinh, thưa ngài. Y đến để bẩm báo rằng Hồ phu nhân đã tự tử.”
“Trời đất ơi!” Địch Công thốt lên. “Bảo y đợi ta. Tốt hơn là ta nên tự mình báo lại hung tin này cho Hồ tiên sinh. Hồ phu nhân tự tử như thế nào?”
“Hồ phu nhân treo cổ quyên sinh, thưa đại nhân, ở tiểu đình trong hậu hoa viên vào giờ nghỉ trưa. Quản gia vừa phát hiện liền lập tức chạy tới đây báo tin.”
“Thật là bi thảm cho Hồ tiên sinh khi gặp tai kiếp này. Ta quý mến y, vốn là một kiểu người hơi khô khan nhưng rất tận tâm, chu đáo, và cũng là một luật gia khôn ngoan.”
Địch Công buồn bã lắc đầu, đoạn ông quay trở lại nha sảnh. Sau khi ngồi xuống sau án thư, ông nói với họ Hồ, vẻ nghiêm trọng:
“Đó là quản gia của ông, Hồ tiên sinh à. Y đến đây với một tin dữ. Về tôn phu nhân.”
Họ Hồ nắm lấy tay vịn của ghế:
“Về phu nhân của ta ư?”
“Có lẽ phu nhân đã tự sát, Hồ tiên sinh à.”
Họ Hồ nhấp nhổm đứng dậy, sau đó lại buông mình thẫn thờ xuống ghế. Y nói với giọng yếu ớt đượm buồn:
“Vậy là điều đó đã xảy ra, đúng như ta lo sợ. Mấy tuần gần đây nàng... nàng đã rất sầu não và tuyệt vọng.” Y dụi mắt, đoạn hỏi:
“Nàng làm sao... làm thế nào mà tự kết liễu đời mình?”
“Quản gia của ông trình báo rằng tôn phu nhân đã treo cổ. Bây giờ y đang chờ để hộ tống ông về gia trang. Ta sẽ phái Ngỗ tác đến hỗ trợ ngay để soạn giấy chứng tử. Dĩ nhiên là ông muốn các nghi thức thủ tục được hoàn tất càng nhanh càng tốt để bản thân không còn phải vướng bận tâm tư thêm nữa.”
Họ Hồ dường như không nghe thấy Địch Công nói gì. Y lẩm bẩm:
“Chết! Chỉ vài canh giờ sau khi ta rời đi sao? Ta biết làm gì đây?”
Hạ Minh nói vẻ an ủi:
“Chúng ta nhất định sẽ giúp đỡ ông!” Hắn tiếp thêm vài lời vỗ về nữa. Diệp Thủ Bôn cũng góp lời động viên. Nhưng dường họ Hồ không nghe thấy. Y đang nhìn đăm đăm vào không gian bất tận, khuôn mặt co rúm lại. Bất chợt họ Hồ ngước lên nhìn vào Địch Công và cất lời sau một thoáng ngần ngừ:
“Địch lão gia, ta cần thời gian, một chút thời gian để... Ta không muốn lợi dụng sự tử tế của lão gia, nhưng... ngài có thể cử ai đó lo liệu các nghi thức và thủ tục ấy thay cho ta được không? Rồi ta có thể sẽ về Hồ gia sau... sau khi thi thể đã được khám nghiệm, và đã...” Giọng y yếu ớt dần, đôi mắt van lơn tha thiết nhìn Địch Công.
“Dĩ nhiên rồi, Hồ tiên sinh!” Địch Công mạnh mẽ đáp nhanh. “Ông cứ ở đây và dùng thêm một chén trà. Đích thân ta cùng Ngỗ tác sẽ đi đến Hồ gia trang, và sẽ chuẩn bị một cỗ quan tài tạm thời. Ít nhất ta có thể làm chuyện đó cho ông. Ông chưa bao giờ miễn cưỡng trao cho ta những lời khuyên giá trị, và hôm nay, ông dành cả buổi trưa cho công vụ của huyện nha. Không, bản quan đã quyết rồi, Hồ tiên sinh à! Diệp tiên sinh, Hạ tiên sinh, hai vị hãy chăm sóc bằng hữu của chúng ta nhé. Ta đi thu xếp một chút, khoảng hai khắc nữa sẽ trở lại.”
Hồng Sư gia đang chờ ngoài sân nhỏ cùng với một nam nhân béo lùn có chòm râu dê đen nhánh.
Lão Hồng bầm với quan án rằng đây là quản gia của họ Hồ. Địch Công nói với kẻ ấy:
“Ta đã thông báo với Hồ tiên sinh rồi, giờ ngươi có thể trở về gia trang. Bản quan sẽ theo sau ngay.” Rồi Địch Công nói thêm với Hồng Sư gia:
“Tốt hơn là lão hãy về công đường, lão Hồng à, để sắp xếp lại các giấy tờ công vụ vừa được chuyển tới. Chúng ta sẽ cùng xem xét sau khi bản quan về nha phủ. Hai thuộc hạ của ta đâu rồi?”
“Bẩm đại nhân, Mã Vinh và Kiều Thái đang ở trong sân chính, điều khiển binh sĩ tiến hành thao luyện.”
“Tốt lắm. Bản quan chỉ cần Bộ đầu và hai thuộc hạ cùng tới Hồ gia trang. Họ sẽ đặt thi thể vào quan tài. Tối nay ta cũng không cần đến Mã Vinh và Kiều Thái sau khi họ đã thao luyện đám binh lính xong xuôi. Cho gọi Ngỗ tác và truyền kiệu của ta ra đây.”
Trong cái sân nhỏ tẹo phía trong tư gia khiêm tốn của họ Hồ, gã quản gia béo lùn đang đứng chờ Địch Công. Hai nữ tì mắt đỏ hoe quẩn quanh đứng gần cổng gia trang. Bộ đầu giúp Địch Công bước xuống kiệu. Ông lệnh cho y đứng chờ cùng với hai Bộ khoái trong sân nhỏ, rồi bảo quản gia dẫn đường cho mình và Ngỗ tác đến gian tiểu đình nơi Hồ phu nhân đã tự sát.
Quản gia dẫn họ đi dọc theo một hành lang lộ thiên bao quanh gia trang, tới một khu vườn rộng lớn nằm giữa những bức tường cao chót vót. Y dẫn họ bước xuống một lối mòn đã được dọn dẹp quang đãng, nằm quanh co uốn khúc giữa những bụi hoa, tới góc xa nhất. Ở đó, dưới bóng râm của hai cây hòe lớn, một gian tiểu đình hình bát giác đứng sừng sững, tọa lạc trên nền gạch tròn. Mái đình nhọn lợp ngói lưu ly, trên chóp đặt một quả cầu dát vàng. Các cột trụ và cửa sổ lưới mắt cáo tinh xảo được sơn son. Địch Công bước lên bốn bậc thềm lát đá hoa cương rồi đẩy cánh cửa mở tung ra.
Gian tiểu đình cao nhưng nhỏ hẹp này thật oi bức, mùi hăng hắc của một loại hương trầm kỳ lạ đang lan tỏa nồng nặc trong không khí. Ánh mắt của Địch Công ngay lập tức hướng về phía chiếc trường kỷ bằng trúc kê sát tường bên phải. Thi thể bất động của một nữ nhân đang nằm trên đó, quay mặt về phía tường. Ông chỉ thấy mái tóc dày óng ả xõa tung xuống bờ vai nàng. Nàng mặc xiêm y bằng lụa trắng, bàn chân nhỏ nhắn vừa vặn trong đôi bạch hài bằng gấm thêu. Quay sang phía Ngỗ tác, Địch Công nói:
“Ngươi hãy nghiệm thi cho Hồ phu nhân trong khi ta chuẩn bị giấy chứng tử. Quản gia, mở các cửa sổ ra, trong này ngột ngạt quá.”
Địch Công lấy từ trong ống tay áo ra mẫu giấy công vụ và đặt nó sẵn trên cái bàn kê sát tường, cạnh cửa ra vào. Rồi ông thong thả nhìn kĩ gian phòng. Trên chiếc bàn chạm khắc gỗ tử đàn đặt giữa phòng có một khay trà đựng hai cái chén. Ấm trà vuông vức đã đổ nhào, nó đang nằm lay lắt với một nửa bên vòi vất vưởng trên một chiếc hộp bằng đồng trơn nhẵn. Một dải lụa đỏ dài loằng ngoằng nằm kế bên cạnh. Hai chiếc ghế lưng tựa cao đứng chơ vơ cạnh bàn. Ngoại trừ hai kệ tương phi trúc nằm giữa những cửa sổ đang chứa sách và vài món đồ cổ nhỏ bé, không còn đồ đạc nào khác. Nửa trên của các bức tường được lát ván gỗ, trên đó chạm khắc những bài thơ nổi tiếng. Không khí thật yên tĩnh, phảng phất phong vị thanh tao.
Quản gia đẩy cánh cửa sổ cuối cùng mở tung ra. Bấy giờ y tiến tới gần Địch Công và chỉ tay vào những thanh xà sơn son lớn chạy ngang qua trần nhà hình vòm. Từ thanh xà chính giữa trần treo đu đưa một dải lụa đỏ, một đầu đã sờn.
“Bẩm đại nhân, chúng tiểu nhân tìm thấy phu nhân treo cổ ở đó. Nữ tì hầu phòng và tiểu nhân...”
Địch Công gật đầu. “Sáng nay Hồ phu nhân trông có chán nản, ủ ê không?”
“Ồ không, thưa đại nhân, lúc ăn cơm trưa, tinh thần phu nhân vẫn rất tốt. Nhưng khi Hạ tiên sinh đến thăm lão gia, thì phu nhân..”
“Ngươi nói ai? Hạ Minh? Hắn đến đây làm gì? Hắn sắp sửa gặp Hồ tiên sinh ở thư phòng của ta vào giờ Mùi mà!”
Quản gia trông có vẻ ngại ngùng. Sau một thoáng do dự, y đáp lời:
“Lúc đó, do phải phục vụ trà tại sảnh đường, nên tiểu nhân đã nghe được vài câu họ nói chuyện. Hình như Hạ tiên sinh muốn lão gia góp lời tư vấn có lợi cho hắn trong cuộc thương nghị buổi chiều. Thậm chí hắn còn tặng cho lão gia một... à, khoản đền ơn... kha khá. Tất nhiên là lão gia đã từ chối, vẻ rất phẫn nộ...”
Ngỗ tác tiến tới gần Địch Công, thì thầm nói, “Thuộc hạ phát hiện ra vài điều hết sức kỳ lạ!”
Nhận thấy vẻ mặt lo lắng của Ngỗ tác, Địch Công xẵng giọng ra lệnh cho quản gia:
“Hãy đi tìm nữ tì của Hồ phu nhân về đây cho ta!” Rồi ông tiến về phía chiếc trường kỷ để kiểm tra. Ngỗ tác đã quay đầu của nữ nhân xấu số lại. Khuôn mặt bị méo mó nặng nề, nhưng người ta vẫn có thể nhìn ra nàng là một nữ nhân có nhan sắc. Địch Công áng chừng nàng khoảng hai mươi lăm tuổi. Ngỗ tác vén mái tóc nàng sang một bên và cho Địch Công thấy một vết bầm tím nghiêm trọng phía trên thái dương bên trái.
“Đây là điều khiến cho thuộc hạ lo lắng,” y chậm rãi nói. “Còn điều thứ hai, tuy nguyên nhân tử vong là do bị thắt cổ, nhưng không một đốt sống cổ nào bị trật khớp cả. Bây giờ, thuộc hạ đo chiều dài của dải lụa treo lòng thòng từ xà nhà trên cao đằng kia với dải lụa nằm trên bàn và chiều cao của Hồ phu nhân. Thật dễ dàng trông ra được cách nàng ấy tự sát. Nàng ta bước lên chiếc ghế đó, rồi lên bàn. Nàng quăng dải lụa qua thanh xà, thắt một đầu thành nút trượt và rút chặt vòng dây quanh đó. Rồi nàng quấn đầu kia thành chiếc thòng lọng, tròng nó quanh cổ mình và nhảy khỏi bàn, khiến ấm trà đổ tung tóe. Khi đang treo lơ lửng ở đó, chân nàng chắc chắn chỉ cách sàn nhà vài phân. Cái thòng lọng chầm chậm siết cổ nàng, nhưng không khiến nó bị gãy. Thuộc hạ không thể không băn khoăn tại sao nàng ấy không đặt cái ghế kia lên bàn, rồi từ đó hãy nhảy xuống. Một cú rơi như thế sẽ làm gãy cổ nàng, gây tử vong nhanh chóng. Nếu chúng ta kết hợp điều này với vết bầm trên thái dương...” Y đột ngột bỏ lửng câu nói và trao cho Địch Công một cái nhìn đầy ẩn ý.

Thuộc bộ sách