Dịch thuật là một nghề của trí năng, của nghệ thuật đã có lịch sử lâu đời. Dịch thuật, trong đó có dịch Anh-Việt phát triển từ rất sớm ở Việt Nam. Dịch và xây dựng thuật ngữ khoa học-kỹ thuật, công đầu phải thuộc về Hoàng Xuân Hãn, kế đến là Lê Văn Thới, Lưu Văn Lăng, Lê Khả Kế và tiếp theo là các nhà khoa học của từng ngành khoa học, kinh tế, ngân hàng. thương mại, tin học, toán học, v.v. Đến nay, chúng ta đã có những từ diễn song ngữ chuyên ngành, từ điển Bách khoa thư có liên quan đến các ngôn ngữ phương Tây. Các công trình này đã làm phong phú tiếng Việt và tiếng Việt trở thành công cụ đắc lực trong giao lưu, hội nhập quốc tế rộng lớn hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta chưa có một công trình lí luận và phương pháp dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt nói riêng. Công trình “Dịch Anh-Việt văn bản khoa học" của Tiến sĩ Lưu Trọng Tuấn nhằm vào việc lắp vào khoảng trống đỏ. Công trình này cung cấp cho bạn đọc các thông tin về lí luận, phương pháp và các nguyên lí cùng các quy tắc có tính thao tác dịch thuật ngữ khoa học Anh-Việt. Các nguyên lí, những quy tắc này được xây dựng theo cách nhìn của ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là các tương đương động của loại hình ngôn ngữ Anh, Việt. Tác giả đề xuất một mô hình tịnh tiến tọa độ với ba trục. Ba trục này quét thành không gian ba chiều, định vị tư duy người dịch để chọn đơn vị chuyển dịch. Người dịch văn bản đóng vai trò là người đọc kép: người đọc bình thường và người đọc- dịch văn bản khoa học.
Trong công trình này, tác giả đề xuất các giải pháp dịch đối chiếu các hiện tượng mang tính đồng nhất và khu biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Đó là các mạo từ, kết tử, cấu trúc danh hóa, và cấu trúc bị động. Các hiện tượng này mang tính loại hình, gây khó khăn trong dịch thuật. Công trình cũng cho bạn đọc tiếp cận được hai nguyên lí chỉ đạo các quy tắc dịch thuật ngữ khoa học. Đó là nguyên lí tái tổ hợp nghĩa vị và nguyên lí tương đương chức năng.
“Dịch Anh-Việt văn bản khoa học" là Luận án tiến sĩ được Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước đánh giá xuất sắc và đề nghị chỉnh lí để xuất bản. Với tư cách là người phản biện của Hội đồng, tôi trân trọng giới thiệu công trình này với bạn đọc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2008
GS TS HOÀNG TRỌNG PHIÊN
Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta chưa có một công trình lí luận và phương pháp dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt nói riêng. Công trình “Dịch Anh-Việt văn bản khoa học" của Tiến sĩ Lưu Trọng Tuấn nhằm vào việc lắp vào khoảng trống đỏ. Công trình này cung cấp cho bạn đọc các thông tin về lí luận, phương pháp và các nguyên lí cùng các quy tắc có tính thao tác dịch thuật ngữ khoa học Anh-Việt. Các nguyên lí, những quy tắc này được xây dựng theo cách nhìn của ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt là các tương đương động của loại hình ngôn ngữ Anh, Việt. Tác giả đề xuất một mô hình tịnh tiến tọa độ với ba trục. Ba trục này quét thành không gian ba chiều, định vị tư duy người dịch để chọn đơn vị chuyển dịch. Người dịch văn bản đóng vai trò là người đọc kép: người đọc bình thường và người đọc- dịch văn bản khoa học.
Trong công trình này, tác giả đề xuất các giải pháp dịch đối chiếu các hiện tượng mang tính đồng nhất và khu biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Đó là các mạo từ, kết tử, cấu trúc danh hóa, và cấu trúc bị động. Các hiện tượng này mang tính loại hình, gây khó khăn trong dịch thuật. Công trình cũng cho bạn đọc tiếp cận được hai nguyên lí chỉ đạo các quy tắc dịch thuật ngữ khoa học. Đó là nguyên lí tái tổ hợp nghĩa vị và nguyên lí tương đương chức năng.
“Dịch Anh-Việt văn bản khoa học" là Luận án tiến sĩ được Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước đánh giá xuất sắc và đề nghị chỉnh lí để xuất bản. Với tư cách là người phản biện của Hội đồng, tôi trân trọng giới thiệu công trình này với bạn đọc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2008
GS TS HOÀNG TRỌNG PHIÊN