Gắn Kết Và Chủ Động Thích Ứng: Tầm Nhìn Và Triển Vọng Của ASEAN Sau Năm 2025

Tác giả : Đặng Cẩm Tú
  • Lượt đọc : 108
  • Kích thước : 1.83 MB
  • Số trang : 282
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 56
  • Số lượt xem : 591
  • Đọc trên điện thoại :
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 với 5 thành viên, sau đó dần phát triển thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ, bao gồm cả 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trải qua 5 thập kỷ xây dựng và phát triển, từ những thành tựu đã đạt được cùng mong muốn tạo ra môi trường thuận lợi, gắn kết trên các mặt chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội cho các quốc gia thành viên, Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập ngày 31/12/2015 chính là kết quả hợp tác đầy nỗ lực, đồng thời phản ánh mức độ liên kết nội khối tương đối chặt chẽ của ASEAN. Tuy chất lượng của Cộng đồng ASEAN vẫn còn ở mức độ nhất định do sự khác biệt khá lớn về chế độ chính trị và trình độ phát triển giữa các nước thành viên, nhưng cho đến nay, ASEAN đang được xem là một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất trên thế giới, có vai trò quan trọng trong khu vực; là nhân tố hàng đầu trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác vì phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, bối cảnh tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp cũng đang đặt ra không ít thách thức và yêu cầu mới cho ASEAN. Chính vì vậy, ASEAN cần tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, là động lực thúc đẩy các tiến trình đối thoại, xây dựng lòng tin vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, ứng phó chủ động, hiệu quả hơn với các thách thức đặt ra cũng như đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực bảo đảm hòa bình và phát triển của cộng đồng quốc tế. ASEAN cũng cần bảo đảm cách tiếp cận bao trùm, phát triển đồng đều, bền vững, có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Năm 2025 là năm kết thúc quá trình thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, do đó việc đánh giá quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN kể từ khi thành lập, vừa đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như thách thức đã và đang đặt ra cho ASEAN trong thời gian qua, đồng thời nhận diện và dự báo những chiều hướng phát triển của ASEAN trong tương lai, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN sau năm 2025 là việc làm hết sức cần thiết. Đây là nội dung chính của cuốn sách Gắn kết và chủ động thích ứng: Tầm nhìn và triển vọng của ASEAN sau năm 2025 do PGS. TS. Đặng Cẩm Tú làm chủ biên. Cuốn sách là một nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị. Bên cạnh nội dung trên, tác giả cũng đưa ra những đánh giá về quá trình Việt Nam tham gia ASEAN và những khuyến nghị nhằm nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 02 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT