Giáo Dục Khoa Cử Và Quan Chế Ở Việt Nam Thời Phong Kiến, Thời Pháp Thuộc

Thể loại: Giáo dục ;Lịch Sử
Tác giả : Nguyễn Công Lý
  • Lượt đọc : 284
  • Kích thước : 4.55 MB
  • Số trang : 391
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 180
  • Số lượt xem : 1.303
  • Đọc trên điện thoại :
Lâu nay, khi đọc các tài liệu viết về lịch sử, văn hóa, xã hội, văn học - nghệ thuật của tiền nhân, người đọc, nhất là giới trẻ lớn lên trong chế độ mới, không có vốn Hán học, hoặc có nhưng còn ít ỏi, thường khó nắm được nội dung, ý nghĩa, tính chất của vấn đề thuộc các lĩnh vực giáo dục - khoa cử, hệ thống quan chế cùng tổ chức hành chính Nhà nước của nước ta thời phong kiến và thời Pháp thuộc. Ngay cả đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn cũng không hiếm có trường hợp lúng túng khi gặp phải những vấn đề thuộc các lĩnh vực trên như xác định các chức tước, phẩm hàm ngạch trật; chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến các làng xã; các học hàm, học vị; các quy cách học hành tổ chức thi cử ngày xưa…
Thêm nữa, những vấn đề này lại luôn thay đổi theo các luật lệ được định ra của từng triều đại phong kiến, hoặc theo các vùng miền khác nhau, nên càng gây khó khăn cho người đọc nhiều hơn.
Việc đó đòi hỏi phải có tài liệu để tra cứu, chỉ dẫn.
điều mà chúng tôi muốn quý vị bạn đọc lưu ý là trong các tài liệu xưa của các bậc tiên Nho viết về vấn đề này, cũng có vài tài liệu ghi không nhất quán, có chỗ sai sót và nhầm lẫn năm tháng, niên hiệu, danh xưng, chức tước… nên khi đọc, nếu không có trí nhớ và không tra xét, so sánh, đối chiếu sử sách cho kỹ càng thì khó có thể nhận ra những nhầm lẫn đó.