Bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 2 tập đã được dịch ra lần đầu tiên bởi Hoàng Văn Hòe và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970. Hiện bộ công trình có hệ thống mộc bản khắc in từ thời vua Tự Đức được lưu giữ tại Bảo tàng Bắc Ninh, mộc bản được làm từ gỗ thị, mỗi mặt ván có khoảng 16 dòng, mỗi dòng có 21 chữ, có tất cả 2209 mặt.
Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển…
Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: Trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.
Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.
Bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của ông được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Bộ sách này đã đánh dấu bước tiến mới trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, góp phần phát triển nền y học của đất nước.
Sách đã được dịch và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970, nay đính chính lại được thu gọn trong 2 cuốn – mỗi cuốn 2 tập.
Trong lịch sử y học cổ truyền của nước Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông (Tác giả) chiếm một vị trí khá quan trọng, thật sự là một danh y của đất nước. Tên thật của ông là Lê Hữu Trác, ông đã hết lòng vì sự nghiệp y học của nước nhà. Ông biết thừa kế những thuật học của danh y đời trước và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, có phê phán và phát triển…
Nhận rõ trách nhiệm với tương lai y học của nước nhà đối với việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ năm 1760 ông đã mở lớp huấn luyện y học: Trao đổi kinh nghiệm phòng và chữa bệnh với các đồng nghiệp, tập hợp những kinh nghiệm dân gian; ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu, thời tiết đối với bệnh tật ở nước ta. Ông ghi chép bệnh án để rút kinh nghiệm những bệnh chữa khỏi và những bệnh không chữa khỏi.
Qua 30 năm, ông tổng kết kinh nghiệm của Trung y và y học cổ truyền biên soạn bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.
Bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của ông được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Bộ sách này đã đánh dấu bước tiến mới trong nền y học cổ truyền của Việt Nam, góp phần phát triển nền y học của đất nước.
Sách đã được dịch và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970, nay đính chính lại được thu gọn trong 2 cuốn – mỗi cuốn 2 tập.